Hội nghị quốc tế về công nghệ vi mạch tại Việt Nam

Ngày 23/8, Hội nghị Quốc tế về Công nghệ Vi mạch, khai mạc tại TP.HCM, với sự tham dự của trên 250 đại biểu hoạt động trong về vi mạch.
Ngày 23/8, Hội nghị Quốc tế về Công nghệ Vi mạch đã khai mạc tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham dự của trên 250 đại biểu các sở, ngành, các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực vi mạch.

Đặc biệt có hơn 50 giáo sư nổi tiếng về lĩnh vực thiết kế và chế tạo vi mạch đến từ Nhật Bản, Mỹ, Nauy, Thụy Sĩ, Hàn Quốc...

Hội nghị do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Khu Công nghệ Cao Thành phố tổ chức nhằm tạo diễn đàn chung cho các nhà khoa học về vi mạch trong nước giới thiệu kết quả nghiên cứu, giao lưu với các nhà khoa học trên thế giới để hội nhập và nâng cao trình độ nghiên cứu trong nước.

Đồng thời, hội nghị cũng là dịp để trao đổi tình hình thiết kế và chế tạo vi mạch trong nước và định hướng cho ngành công nghiệp vi mạch của nước nhà.

Trong hai ngày diễn ra hội nghị (23-24/8), các đại biểu tập trung thảo luận hai chủ đề chính là “Vi mạch là sản phẩm Quốc gia-Tiềm năng và thách thức" và "Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp vi mạch tại Việt Nam" nhằm có một cái nhìn tổng quát, định hướng về sản phẩm và nguồn nhân lực cho ngành công nghệ vi mạch Việt Nam.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn trao đổi tại hội thảo bốn nội dung khác là thiết kế vi mạch (IC Design); công nghệ và linh kiện IC (Devices and IC Technology); hệ thống tích hợp IC (IC systems); ứng dụng vi mạch (Application IC).

Tại Việt Nam, công nghệ vi mạch là một ngành khá mới mẻ nhưng đã được đặc biệt quan tâm. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình phát triển Công nghiệp Vi mạch cũng vừa được Ủy ban Nhân dân thành phố thống nhất thực hiện, với mục tiêu đến năm 2017 sẽ đạt doanh số 100-150 triệu USD, góp phần tích cực cho việc đổi mới công nghệ quốc phòng và gia tăng tính bảo mật trong an ninh quốc phòng.

Thành phố cũng dự kiến đến năm 2017 sẽ đào tạo tược 2.000 kỹ sư, kỹ thuật viên hoạt động trong lịnh vực vi mạch điện tử, ươm tạo được trên 30 doanh nghiệp khoa học công nghệ hoạt động trong lĩnh vực điện tử vi mạch./.

Liên Phương (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục