Hội nghị thượng đỉnh thường niên lần thứ 10 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), nhóm họp trong hai ngày 10 và 11/6 tại thủ đô Tashkent của Uzbekistan, tập trung thảo luận những vấn đề về hợp tác an ninh và kinh tế ở Trung Á, và mở rộng quan hệ với các tổ chức đa phương khác.
Theo các nhà phân tích, tổ chức này, hiện gồm 6 thành viên là Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan, đã phát triển và có tiếng nói trong những vấn đề quốc tế và khu vực.
Mục tiêu của các nước trong tổ chức này là hợp tác và bổ sung cho nhau, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh và kinh tế, không phải cạnh tranh lẫn nhau.
Mối quan tâm chung của SCO là an ninh khu vực, mà chủ yếu là ở Afghanistan. Một số chuyên gia cho rằng mặt mạnh nhất của tổ chức này là có vị trí phù hợp để đối thoại về an ninh ở Trung Á, bao gồm cả những vấn đề của Afghanistan như buôn bán ma túy, khủng bố và tội phạm có tổ chức.
Hiện nay, SCO đã được mời tham gia tất cả các sự kiện quốc tế chính liên quan đến Afghanistan.
Trong các lĩnh vực kinh tế, SCO còn nhiều điều phải bàn thảo và nhiều việc cần phải làm trong thời hậu khủng hoảng kinh tế.
SCO được coi là "cây cầu không thể thiếu" giữa trung tâm châu Á và châu Âu, do vậy phát triển hành lang vận tải trong khu vực là vấn đề được quan tâm. Tuyến đường quốc lộ nối liền Trung Quốc và Tây Âu sẽ chạy qua lãnh thổ các nước SCO.
Cả Liên hợp quốc và Ngân hàng Phát triển châu Á đều công nhận vai trò của SCO trong kế hoạch này. Từng quốc gia sẽ độc lập xây dựng phần đường nằm trên lãnh thổ của mình, còn SCO sẽ giải quyết vấn đề truyền thông, tiến độ xây dựng, các vấn đề biên giới và loại hình vận chuyển hàng hóa.
Hợp tác kinh tế và thương mại giữa các thành viên của tổ chức này đã phát triển nhanh chóng kể từ khi được thành lập, nhưng các chuyên gia nhận định rằng nội lực kinh tế và con đường phát triển của mỗi nước hoàn toàn khác nhau. Do đó, sáu thành viên trong SCO cần có thời gian tìm ra những điểm chung trong lĩnh vực kinh tế.
Tại hội nghị Tashkent, lần đầu tiên SCO sẽ bàn việc kết nạp thành viên mới. Iran và Pakistan đã nộp đơn xin gia nhập tổ chức này và đang là quan sát viên của SCO.
Ở hội nghị trước, Belarus và Sri Lanka đã được SCO công nhận là đối tác đối thoại mới. Mông Cổ và Ấn Độ hiện cũng là quan sát viên của tổ chức. Điều đó cho thấy ngày càng có nhiều nước quan tâm đến SCO.
SCO, chiếm gần 1/4 dân số thế giới, được thành lập năm 1996./.
Theo các nhà phân tích, tổ chức này, hiện gồm 6 thành viên là Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan, đã phát triển và có tiếng nói trong những vấn đề quốc tế và khu vực.
Mục tiêu của các nước trong tổ chức này là hợp tác và bổ sung cho nhau, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh và kinh tế, không phải cạnh tranh lẫn nhau.
Mối quan tâm chung của SCO là an ninh khu vực, mà chủ yếu là ở Afghanistan. Một số chuyên gia cho rằng mặt mạnh nhất của tổ chức này là có vị trí phù hợp để đối thoại về an ninh ở Trung Á, bao gồm cả những vấn đề của Afghanistan như buôn bán ma túy, khủng bố và tội phạm có tổ chức.
Hiện nay, SCO đã được mời tham gia tất cả các sự kiện quốc tế chính liên quan đến Afghanistan.
Trong các lĩnh vực kinh tế, SCO còn nhiều điều phải bàn thảo và nhiều việc cần phải làm trong thời hậu khủng hoảng kinh tế.
SCO được coi là "cây cầu không thể thiếu" giữa trung tâm châu Á và châu Âu, do vậy phát triển hành lang vận tải trong khu vực là vấn đề được quan tâm. Tuyến đường quốc lộ nối liền Trung Quốc và Tây Âu sẽ chạy qua lãnh thổ các nước SCO.
Cả Liên hợp quốc và Ngân hàng Phát triển châu Á đều công nhận vai trò của SCO trong kế hoạch này. Từng quốc gia sẽ độc lập xây dựng phần đường nằm trên lãnh thổ của mình, còn SCO sẽ giải quyết vấn đề truyền thông, tiến độ xây dựng, các vấn đề biên giới và loại hình vận chuyển hàng hóa.
Hợp tác kinh tế và thương mại giữa các thành viên của tổ chức này đã phát triển nhanh chóng kể từ khi được thành lập, nhưng các chuyên gia nhận định rằng nội lực kinh tế và con đường phát triển của mỗi nước hoàn toàn khác nhau. Do đó, sáu thành viên trong SCO cần có thời gian tìm ra những điểm chung trong lĩnh vực kinh tế.
Tại hội nghị Tashkent, lần đầu tiên SCO sẽ bàn việc kết nạp thành viên mới. Iran và Pakistan đã nộp đơn xin gia nhập tổ chức này và đang là quan sát viên của SCO.
Ở hội nghị trước, Belarus và Sri Lanka đã được SCO công nhận là đối tác đối thoại mới. Mông Cổ và Ấn Độ hiện cũng là quan sát viên của tổ chức. Điều đó cho thấy ngày càng có nhiều nước quan tâm đến SCO.
SCO, chiếm gần 1/4 dân số thế giới, được thành lập năm 1996./.
(TTXVN/Vietnam+)