Hội nghị xem xét và thúc đẩy tiến bộ trong việc thực hiện các mục tiêu phòng chống HIV/AIDS của Liên hợp quốc đã được tổ chức thành công từ ngày 8-10/2 tại Bangkok, Thái Lan.
Hội nghị do Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP), Chương trình chung của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và các nhà tài trợ khác của Liên hợp quốc tổ chức.
Tham dự hội nghị lần đầu tiên có các quan chức từ các cơ quan y tế, tư pháp, luật pháp, phát triển xã hội, kiểm soát ma túy, những người đang chung sống với HIV và nhiều đại diện khác của 34 quốc gia thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong ba ngày làm việc, hội nghị đã xem xét các tiến bộ của khu vực trong việc thực hiện các cam kết phòng chống HIV/AIDS; nhất trí thúc đẩy hợp tác, phát triển cơ chế trách nhiệm giải trình khu vực và các hình thức cung cấp tài chính nhằm thúc đẩy tiến bộ trong việc thực hiện các cam kết phòng chống HIV/AIDS toàn cầu.
Hội nghị cũng đã thông qua kế hoạch hành động nhằm tăng cường hợp tác giữa các bộ y tế, tư pháp, công an, cảnh sát và kiểm soát ma túy trong mối quan hệ đối tác với xã hội dân sự và những người nhiễm HIV/AIDS; rà soát lại các chiến lược nhằm chuyển từ hình phạt sang cách tiếp cận trên cơ sở các quyền con người nhằm giảm bớt các rào cản pháp lý và chính sách đang gây khó khăn cho những người nhiễm HIV/AIDS; và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ tiến trình sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu các loại thuốc phòng chống HIV/AIDS.
Phát biểu tại hội nghị, tiến sĩ Nafis Sadik - đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về HIV đánh giá đây là hội nghị được tổ chức tốt nhất của châu Á-Thái Bình Dương, thể hiện sự lãnh đạo, tư tưởng tiên phong, tinh thần hợp tác và khẳng định sức mạnh của toàn khu vực.
Theo báo cáo của UNAIDS, năm 2009, châu Á-Thái Bình Dương có khoảng 4,9 triệu người đang sống chung với HIV, trong đó phần lớn sống ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á.
Báo cáo cũng cho biết, từ năm 2001-2009, số bệnh nhân nhiễm HIV mới trong khu vực giảm 20%, nhưng tiến bộ này đang bị đe dọa do các tổ chức quốc tế cũng như các chính phủ khu vực quan tâm không đúng mức đến những người có nguy cơ nhiễm HIV cao và chưa cung cấp đầy đủ ngân sách để thực hiện hiệu quả các chương trình phòng chống HIV/AIDS./.
Hội nghị do Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP), Chương trình chung của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và các nhà tài trợ khác của Liên hợp quốc tổ chức.
Tham dự hội nghị lần đầu tiên có các quan chức từ các cơ quan y tế, tư pháp, luật pháp, phát triển xã hội, kiểm soát ma túy, những người đang chung sống với HIV và nhiều đại diện khác của 34 quốc gia thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong ba ngày làm việc, hội nghị đã xem xét các tiến bộ của khu vực trong việc thực hiện các cam kết phòng chống HIV/AIDS; nhất trí thúc đẩy hợp tác, phát triển cơ chế trách nhiệm giải trình khu vực và các hình thức cung cấp tài chính nhằm thúc đẩy tiến bộ trong việc thực hiện các cam kết phòng chống HIV/AIDS toàn cầu.
Hội nghị cũng đã thông qua kế hoạch hành động nhằm tăng cường hợp tác giữa các bộ y tế, tư pháp, công an, cảnh sát và kiểm soát ma túy trong mối quan hệ đối tác với xã hội dân sự và những người nhiễm HIV/AIDS; rà soát lại các chiến lược nhằm chuyển từ hình phạt sang cách tiếp cận trên cơ sở các quyền con người nhằm giảm bớt các rào cản pháp lý và chính sách đang gây khó khăn cho những người nhiễm HIV/AIDS; và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ tiến trình sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu các loại thuốc phòng chống HIV/AIDS.
Phát biểu tại hội nghị, tiến sĩ Nafis Sadik - đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về HIV đánh giá đây là hội nghị được tổ chức tốt nhất của châu Á-Thái Bình Dương, thể hiện sự lãnh đạo, tư tưởng tiên phong, tinh thần hợp tác và khẳng định sức mạnh của toàn khu vực.
Theo báo cáo của UNAIDS, năm 2009, châu Á-Thái Bình Dương có khoảng 4,9 triệu người đang sống chung với HIV, trong đó phần lớn sống ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á.
Báo cáo cũng cho biết, từ năm 2001-2009, số bệnh nhân nhiễm HIV mới trong khu vực giảm 20%, nhưng tiến bộ này đang bị đe dọa do các tổ chức quốc tế cũng như các chính phủ khu vực quan tâm không đúng mức đến những người có nguy cơ nhiễm HIV cao và chưa cung cấp đầy đủ ngân sách để thực hiện hiệu quả các chương trình phòng chống HIV/AIDS./.
(TTXVN/Vietnam+)