Sáng 7/10, hội nghị thường niên lần thứ 14 mạng lưới các nhà sản xuất vắcxin ở các nước đang phát triển (DCVMN) đã khai mạc tại Hà Nội.
Hội nghị năm nay với chủ đề "Vắcxin tốt hơn, cuộc sống khoẻ hơn" sẽ diễn ra trong 3 ngày (7-9/10).
Theo ban tổ chức hội nghị, với chủ đề trên, hội nghị sẽ tập trung vào nỗ lực điều phối để tiếp tục phát triển chương trình tiêm chủng mở rộng, cải thiện khung pháp lý và phổ biến công nghệ mới trong sản xuất và cung cấp vắcxin.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định trong những thập kỷ qua, vắcxin đã đóng góp vai trò lớn trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra. Vắcxin đã cứu sống hàng chục triệu trẻ em trên toàn thế giới thoát khỏi tử vong vì các bệnh truyền nhiễm.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm khoảng 3 triệu trẻ em đã được cứu sống nhờ vắcxin; bên cạnh đó còn có khoảng 2 triệu trẻ đã tử vong do không có cơ hội tiếp cận với vắcxin.
Vị Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học trong lĩnh vực dịch tễ y học, đến nay, loài người đã nghiên cứu thành công các vắcxin phòng bệnh cho 30 bệnh truyền nhiễm.”
Tại Việt Nam, sau hơn 25 năm triển khai, Chương trình tiêm chủng mở rộng đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm có vắcxin phòng bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đã giảm từ hàng chục đến hàng trăm lần và luôn duy trì chiều hướng giảm qua các năm. Việt Nam đã được công nhận là một trong những nước triển khai thành công nhất Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Hiện nay, các công ty sản xuất vắcxin Việt Nam đã sản xuất và cung ứng được 10/11 loại vắcxin tiêm chủng mở rộng.
Ông Long khẳng định, hội nghị trên sẽ là cơ hội để các nhà khoa học trong và ngoài nước trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và sản xuất vắcxin.
Trong những ngày diễn ra hội nghị, các đại biểu sẽ tập trung vào thảo luận các nội dung như: Nhu cầu y tế công cộng toàn cầu; Cung cấp vắcxin toàn cầu; Phương thức tiếp cận đối với các vắcxin mới; Phát triển sản phẩm và hợp tác; Hội thảo về công nghệ mới trong phát triển và cung cấp vắcxin.
Hội nghị do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vắcxin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) phối hợp với Mạng lưới các nhà sản xuất vắc xin ở các nước đang phát triển (DCVMN) tổ chức./.
Hội nghị năm nay với chủ đề "Vắcxin tốt hơn, cuộc sống khoẻ hơn" sẽ diễn ra trong 3 ngày (7-9/10).
Theo ban tổ chức hội nghị, với chủ đề trên, hội nghị sẽ tập trung vào nỗ lực điều phối để tiếp tục phát triển chương trình tiêm chủng mở rộng, cải thiện khung pháp lý và phổ biến công nghệ mới trong sản xuất và cung cấp vắcxin.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định trong những thập kỷ qua, vắcxin đã đóng góp vai trò lớn trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra. Vắcxin đã cứu sống hàng chục triệu trẻ em trên toàn thế giới thoát khỏi tử vong vì các bệnh truyền nhiễm.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm khoảng 3 triệu trẻ em đã được cứu sống nhờ vắcxin; bên cạnh đó còn có khoảng 2 triệu trẻ đã tử vong do không có cơ hội tiếp cận với vắcxin.
Vị Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học trong lĩnh vực dịch tễ y học, đến nay, loài người đã nghiên cứu thành công các vắcxin phòng bệnh cho 30 bệnh truyền nhiễm.”
Tại Việt Nam, sau hơn 25 năm triển khai, Chương trình tiêm chủng mở rộng đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm có vắcxin phòng bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đã giảm từ hàng chục đến hàng trăm lần và luôn duy trì chiều hướng giảm qua các năm. Việt Nam đã được công nhận là một trong những nước triển khai thành công nhất Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Hiện nay, các công ty sản xuất vắcxin Việt Nam đã sản xuất và cung ứng được 10/11 loại vắcxin tiêm chủng mở rộng.
Ông Long khẳng định, hội nghị trên sẽ là cơ hội để các nhà khoa học trong và ngoài nước trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và sản xuất vắcxin.
Trong những ngày diễn ra hội nghị, các đại biểu sẽ tập trung vào thảo luận các nội dung như: Nhu cầu y tế công cộng toàn cầu; Cung cấp vắcxin toàn cầu; Phương thức tiếp cận đối với các vắcxin mới; Phát triển sản phẩm và hợp tác; Hội thảo về công nghệ mới trong phát triển và cung cấp vắcxin.
Hội nghị do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vắcxin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) phối hợp với Mạng lưới các nhà sản xuất vắc xin ở các nước đang phát triển (DCVMN) tổ chức./.
Mạng lưới các nhà sản xuất vắcxin ở các nước đang phát triển (DCVMN) được thành lập từ năm 2000 với mục đích bảo vệ con người khỏi các bệnh truyền nhiễm bằng cách cung cấp vắc xin với số lượng đầy đủ và chất lượng tốt. Đến nay, DCVMN đã có trên 38 thành viên, sản xuất hơn 40 loại vắcxin với nhiều dạng đóng gói khác nhau cung cấp cho Chương trình tiêm chủng mở rộng và có khoảng trên 200 sản phẩm khác đã được cấp phép lưu hành sử dụng trên thị trường. |
Thùy Giang (Vietnam+)