Hội nghị Viện Kiểm sát Nhân dân các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào lần thứ ba với chủ đề "Tăng cường hợp tác trong tương trợ tư pháp về hình sự nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm ma túy" đã diễn ra ngày 28/6, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, Viện Kiểm sát Quân sự Bộ đội Biên phòng hai nước và gần 60 đại biểu đại diện các đơn vị trực thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân các tỉnh của Lào có chung đường biên giới với Việt Nam và Viện Kiểm sát Nhân dân 10 tỉnh của Việt Nam có đường biên giới với nước bạn Lào.
Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trần Công Phàn; Trung tướng Trần Phước Tới, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương; ông Khamsane Souvong, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; ông Onechanh Phetsarath, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Lào dự và chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại buổi khai mạc, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Việt Nam Trần Công Phàn nhấn mạnh Hội nghị Viện Kiểm sát Nhân dân các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào lần thứ ba nhằm thực hiện kết luận của lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hai nước Việt Nam-Lào tại Hội nghị Viện Kiểm sát Nhân dân các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam và Lào lần thứ 2 tổ chức tại thị xã Kaysone Phomvihane, tỉnh Savanakhet, Lào vào tháng 5/2011.
Với chủ đề "Tăng cường hợp tác trong tương trợ tư pháp về hình sự nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm ma túy," Hội nghị có nhiệm vụ đánh giá kết quả hợp tác hữu nghị và hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm thông qua hoạt động tương trợ tư pháp hình sự giữa Viện Kiểm sát Nhân dân hai nước thời gian qua trên cơ sở kết luận của hội nghị lần gần đây nhất; nêu lên những kết quả đã đạt được; đồng thời phân tích những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân; từ đó đề xuất những giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Viện Kiểm sát hai nước thời gian tới, đặc biệt là hợp tác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm ma túy.
Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh hai nước Việt Nam và Lào vừa triển khai nhiều hoạt động tích cực hưởng ứng "Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào 2012" nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào.
Đây là một trong nhiều hoạt động hợp tác thiết thực và có ý nghĩa giữa Viện Kiểm sát Nhân dân hai nước; thể hiện quyết tâm của Viện Kiểm sát hai nước trong việc góp phần mãi mãi giữ gìn, phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào.
Việt Nam và Lào là hai nước anh em, láng giềng gần gũi, có chung đường biên giới dài hơn 2.300km, trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào là Phongsali, Luang Prabang, Hua Phan, Xieng Khouang, Bolikhamsai, Khammouane, Savannakhet, Salavan, Sekong và Attapeu.
Phần lớn tuyến biên giới giữa Việt Nam và Lào đều đi qua núi và rừng rậm nhiệt đới; khu vực các cửa khẩu có độ cao trung bình khoảng 500m, có nơi cao trên 1.000m.
Giữa hai nước có những dãy núi cao hình thành một đường biên giới tự nhiên, phía Bắc từ A Pa Chải trở xuống là dãy Pu Xam Sẩu, phía Nam từ Thanh Hóa trở vào là dãy Trường Sơn.
Một số đèo đã trở thành các cửa khẩu nối liền hai nước, còn trên các đoạn biên giới khác, hầu hết là núi non hiểm trở, đi lại khó khăn.
Các khu vực gần biên giới có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đối với hai nước. Nhân dân hai nước ở khu vực biên giới từ lâu đã có sẵn mối quan hệ dân tộc, thân tộc gần gũi, tối lửa tắt đèn có nhau và gắn bó giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Hội nghị Viện Kiểm sát Nhân dân các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào lần thứ ba còn có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tích cực vào việc giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực và trên thế giới; xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác; phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của hai nước.
Hội nghị kết thúc vào ngày 29/6./.
Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, Viện Kiểm sát Quân sự Bộ đội Biên phòng hai nước và gần 60 đại biểu đại diện các đơn vị trực thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân các tỉnh của Lào có chung đường biên giới với Việt Nam và Viện Kiểm sát Nhân dân 10 tỉnh của Việt Nam có đường biên giới với nước bạn Lào.
Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trần Công Phàn; Trung tướng Trần Phước Tới, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương; ông Khamsane Souvong, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; ông Onechanh Phetsarath, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Lào dự và chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại buổi khai mạc, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Việt Nam Trần Công Phàn nhấn mạnh Hội nghị Viện Kiểm sát Nhân dân các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào lần thứ ba nhằm thực hiện kết luận của lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hai nước Việt Nam-Lào tại Hội nghị Viện Kiểm sát Nhân dân các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam và Lào lần thứ 2 tổ chức tại thị xã Kaysone Phomvihane, tỉnh Savanakhet, Lào vào tháng 5/2011.
Với chủ đề "Tăng cường hợp tác trong tương trợ tư pháp về hình sự nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm ma túy," Hội nghị có nhiệm vụ đánh giá kết quả hợp tác hữu nghị và hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm thông qua hoạt động tương trợ tư pháp hình sự giữa Viện Kiểm sát Nhân dân hai nước thời gian qua trên cơ sở kết luận của hội nghị lần gần đây nhất; nêu lên những kết quả đã đạt được; đồng thời phân tích những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân; từ đó đề xuất những giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Viện Kiểm sát hai nước thời gian tới, đặc biệt là hợp tác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm ma túy.
Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh hai nước Việt Nam và Lào vừa triển khai nhiều hoạt động tích cực hưởng ứng "Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào 2012" nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào.
Đây là một trong nhiều hoạt động hợp tác thiết thực và có ý nghĩa giữa Viện Kiểm sát Nhân dân hai nước; thể hiện quyết tâm của Viện Kiểm sát hai nước trong việc góp phần mãi mãi giữ gìn, phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào.
Việt Nam và Lào là hai nước anh em, láng giềng gần gũi, có chung đường biên giới dài hơn 2.300km, trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào là Phongsali, Luang Prabang, Hua Phan, Xieng Khouang, Bolikhamsai, Khammouane, Savannakhet, Salavan, Sekong và Attapeu.
Phần lớn tuyến biên giới giữa Việt Nam và Lào đều đi qua núi và rừng rậm nhiệt đới; khu vực các cửa khẩu có độ cao trung bình khoảng 500m, có nơi cao trên 1.000m.
Giữa hai nước có những dãy núi cao hình thành một đường biên giới tự nhiên, phía Bắc từ A Pa Chải trở xuống là dãy Pu Xam Sẩu, phía Nam từ Thanh Hóa trở vào là dãy Trường Sơn.
Một số đèo đã trở thành các cửa khẩu nối liền hai nước, còn trên các đoạn biên giới khác, hầu hết là núi non hiểm trở, đi lại khó khăn.
Các khu vực gần biên giới có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đối với hai nước. Nhân dân hai nước ở khu vực biên giới từ lâu đã có sẵn mối quan hệ dân tộc, thân tộc gần gũi, tối lửa tắt đèn có nhau và gắn bó giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Hội nghị Viện Kiểm sát Nhân dân các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào lần thứ ba còn có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tích cực vào việc giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực và trên thế giới; xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác; phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của hai nước.
Hội nghị kết thúc vào ngày 29/6./.
Quốc Việt (TTXVN)