Ngày 16/11, tại thành phố Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với tổ chức SEAMEO-RIHED (tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á) và Đại học Huế tổ chức Hội thảo Đánh giá thường niên chương trình trao đổi sinh viên quốc tế Đông Nam Á lần thứ 4.
Tham gia hội thảo có gần 70 đại biểu đến từ các trường đại học Thái Lan, Indonesia, Malasyia, Philippines, Brunei và Việt Nam.
Hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý giáo dục đại học chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi cách thức thực hiện hiệu quả các chương trình trao đổi, cũng như củng cố và mở rộng mối quan hệ giữa các cơ sở giáo dục ở các nước Đông Nam Á.
Thời gian qua, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á đã có nhiều chương trình trao đổi sinh viên. Điều đó được thể hiện trên nhiều phương diện như: Hoạch định chính sách; đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị... nhằm hướng đến một nền giáo dục đại học có chất lượng cao theo hướng hội nhập quốc tế.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá chương trình trao đổi sinh viên quốc tế của các nước Đông Nam Á trong những năm qua; chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai chương trình trao đổi sinh viên, hoạt động hướng dẫn sinh viên làm thủ tục du học, cuộc sống của sinh viên; đưa ra những đề xuất, hướng liên kết, hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong thời gian tới.
Chương trình trao đổi sinh viên trong khu vực Đông Nam Á bắt đầu từ năm 2009 với sự tham gia của 3 nước Indonesia, Malaysia và Thái Lan (viết tắt MIT). Sau 3 năm triển khai, chương trình trao đổi sinh viên đã thu hút 300 sinh viên ở 5 quốc gia. Hội nghị cũng xây dựng kế hoạch đến năm 2015 sẽ mở rộng thêm 500 sinh viên với 10 ngành ở 10 quốc gia.
Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đầu tháng 3/2012, Việt Nam bắt đầu chính thức tham gia chương trình trao đổi sinh viên khu vực Đông Nam Á. Việc trao đổi sinh viên quốc tế không phải là một việc quá mới đối với các trường đại học ở Việt Nam nhưng việc trao đổi sinh viên trong khu vực thì vẫn ở con số khiêm tốn. Vì vậy, để tăng cường số lượng sinh viên tham gia chương trình này, Bộ khuyến khích các trường đại học thực hiện chương trình đào tạo tiên tiến, thực hiện đào tạo tín chỉ, tổ chức kỳ học cho hợp lý, đổi mới chương trình đào tạo để tạo điều kiện công nhận tín chỉ của các nước trong khu vực.
Trước mắt, các trường đại học ở Việt Nam tích cực tham gia chương trình này bằng cách gửi sinh viên ra nước ngoài tăng cường tiếp nhận các sinh viên các nước trong khu vực để tạo ra một môi trường giáo dục trong cộng đồng các nước ASEAN./.
Tham gia hội thảo có gần 70 đại biểu đến từ các trường đại học Thái Lan, Indonesia, Malasyia, Philippines, Brunei và Việt Nam.
Hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý giáo dục đại học chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi cách thức thực hiện hiệu quả các chương trình trao đổi, cũng như củng cố và mở rộng mối quan hệ giữa các cơ sở giáo dục ở các nước Đông Nam Á.
Thời gian qua, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á đã có nhiều chương trình trao đổi sinh viên. Điều đó được thể hiện trên nhiều phương diện như: Hoạch định chính sách; đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị... nhằm hướng đến một nền giáo dục đại học có chất lượng cao theo hướng hội nhập quốc tế.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá chương trình trao đổi sinh viên quốc tế của các nước Đông Nam Á trong những năm qua; chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai chương trình trao đổi sinh viên, hoạt động hướng dẫn sinh viên làm thủ tục du học, cuộc sống của sinh viên; đưa ra những đề xuất, hướng liên kết, hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong thời gian tới.
Chương trình trao đổi sinh viên trong khu vực Đông Nam Á bắt đầu từ năm 2009 với sự tham gia của 3 nước Indonesia, Malaysia và Thái Lan (viết tắt MIT). Sau 3 năm triển khai, chương trình trao đổi sinh viên đã thu hút 300 sinh viên ở 5 quốc gia. Hội nghị cũng xây dựng kế hoạch đến năm 2015 sẽ mở rộng thêm 500 sinh viên với 10 ngành ở 10 quốc gia.
Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đầu tháng 3/2012, Việt Nam bắt đầu chính thức tham gia chương trình trao đổi sinh viên khu vực Đông Nam Á. Việc trao đổi sinh viên quốc tế không phải là một việc quá mới đối với các trường đại học ở Việt Nam nhưng việc trao đổi sinh viên trong khu vực thì vẫn ở con số khiêm tốn. Vì vậy, để tăng cường số lượng sinh viên tham gia chương trình này, Bộ khuyến khích các trường đại học thực hiện chương trình đào tạo tiên tiến, thực hiện đào tạo tín chỉ, tổ chức kỳ học cho hợp lý, đổi mới chương trình đào tạo để tạo điều kiện công nhận tín chỉ của các nước trong khu vực.
Trước mắt, các trường đại học ở Việt Nam tích cực tham gia chương trình này bằng cách gửi sinh viên ra nước ngoài tăng cường tiếp nhận các sinh viên các nước trong khu vực để tạo ra một môi trường giáo dục trong cộng đồng các nước ASEAN./.
Tường Vi (TTXVN)