Tối 18/6, tại tòa nhà trụ sở Nghị viện Argentina, hội thảo chuyên đề về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu hút được sự tham gia của hàng trăm học giả, nghệ sĩ, chính trị gia, và những người yêu mến Việt Nam tại đất nước Nam Mỹ này.
Mở đầu cuộc trò chuyện, nghị sĩ Julia Argentina Perié, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam, bày tỏ sự ngưỡng mộ với Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như niềm tự hào được vinh danh Người tại một không gian được coi là trang trọng nhất của Argentina.
Để minh họa cho tinh thần cách mạng lạc quan và giá trị văn hóa của hình tượng Hồ Chí Minh, nữ nghị sĩ Perié đã đọc bài thơ “Ghẻ lở”, trích từ tập thơ “Nhật ký trong tù” bất hủ của Bác (được nhà thơ Cuba Felíx Pita Rodriguéz chuyển thể sang tiếng Tây Ban Nha).
Trong phần phát biểu của mình, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Nguyễn Văn Đào khẳng định hình ảnh Bác Hồ vẫn luôn hiện hữu trong lòng mỗi người dân Việt ngày hôm nay, không chỉ như một vị anh hùng giải phóng dân tộc mà còn như một lãnh tụ thân thương, gần gũi.
Đại sứ nhấn mạnh, dù Người đã đi xa, nhưng đối với nhân dân Việt Nam, việc sống và học tập theo tấm gương Bác Hồ luôn là những hành động cụ thể hàng ngày, không hề mang tính lý thuyết.
Bà Poldi Sosa Schmidt, Chủ tịch Viện Văn hóa Argentina-Việt Nam, nêu bật vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một trong những lãnh đạo vĩ đại nhất của thế giới trong thế kỷ XX, đồng thời ca ngợi tấm gương đạo đức mà Bác để lại - như một ngọn đuốc soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong gần một thế kỷ qua.
Chủ tịch danh dự Đảng Cộng sản Argentina Fanny Edelman kể lại hai chuyến thăm Việt Nam vào những năm 1973 và 1976, trong đó bà đã được tận mắt chứng kiến cuộc đấu tranh giữ nước và quá trình khôi phục sau chiến tranh đầy gian khó của nhân dân.
Người chiến sĩ cách mạng lão thành năm nay đã 99 tuổi này xúc động ôn lại kỷ niệm được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đón tiếp và kể chuyện về Bác Hồ, cũng như cảm nhận của chính bà về giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sau khi điểm lại thân thế và sự nghiệp của Bác, nhà báo và chuyên gia phân tích chính trị Atilio Borón đã ca ngợi sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào thực tiễn của Người, chứng minh được sức mạnh dẫn đường của luận thuyết này trong quá trình đấu tranh giành độc lập, tự do của một dân tộc bị áp bức trước các thế lực hùng mạnh nhất thế giới.
Về phần mình, nhà sử học Alejandro Pandra đánh giá cao tầm nhìn và nhận định Chủ tịch Hồ Chí Minh như “vị cha già” của dân tộc Việt Nam, người đã “tiên tri” được con đường mà đất nước ta phải đi để tìm thấy tự do và phát triển.
Trong buổi gặp mặt đồng tổ chức với Nhóm Nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam và Viện Văn hóa Argentina-Viêt Nam, Đại sứ quán Việt Nam đã trình chiếu bộ phim tài liệu về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh và trưng bày bộ sưu tập ảnh về đất nước Đông Nam Á có nhiều nét kỳ thú và hấp dẫn với bạn bè Argentina này.
Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Văn Đào đã trao tặng các diễn giả ấn phẩm “Tuyển tập Hồ Chí Minh”, lần đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha. Nhiều phương tiện thông tin đại chúng Argentina đã đến ghi hình và đưa tin về lễ kỷ niệm này./.
Mở đầu cuộc trò chuyện, nghị sĩ Julia Argentina Perié, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam, bày tỏ sự ngưỡng mộ với Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như niềm tự hào được vinh danh Người tại một không gian được coi là trang trọng nhất của Argentina.
Để minh họa cho tinh thần cách mạng lạc quan và giá trị văn hóa của hình tượng Hồ Chí Minh, nữ nghị sĩ Perié đã đọc bài thơ “Ghẻ lở”, trích từ tập thơ “Nhật ký trong tù” bất hủ của Bác (được nhà thơ Cuba Felíx Pita Rodriguéz chuyển thể sang tiếng Tây Ban Nha).
Trong phần phát biểu của mình, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Nguyễn Văn Đào khẳng định hình ảnh Bác Hồ vẫn luôn hiện hữu trong lòng mỗi người dân Việt ngày hôm nay, không chỉ như một vị anh hùng giải phóng dân tộc mà còn như một lãnh tụ thân thương, gần gũi.
Đại sứ nhấn mạnh, dù Người đã đi xa, nhưng đối với nhân dân Việt Nam, việc sống và học tập theo tấm gương Bác Hồ luôn là những hành động cụ thể hàng ngày, không hề mang tính lý thuyết.
Bà Poldi Sosa Schmidt, Chủ tịch Viện Văn hóa Argentina-Việt Nam, nêu bật vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một trong những lãnh đạo vĩ đại nhất của thế giới trong thế kỷ XX, đồng thời ca ngợi tấm gương đạo đức mà Bác để lại - như một ngọn đuốc soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong gần một thế kỷ qua.
Chủ tịch danh dự Đảng Cộng sản Argentina Fanny Edelman kể lại hai chuyến thăm Việt Nam vào những năm 1973 và 1976, trong đó bà đã được tận mắt chứng kiến cuộc đấu tranh giữ nước và quá trình khôi phục sau chiến tranh đầy gian khó của nhân dân.
Người chiến sĩ cách mạng lão thành năm nay đã 99 tuổi này xúc động ôn lại kỷ niệm được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đón tiếp và kể chuyện về Bác Hồ, cũng như cảm nhận của chính bà về giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sau khi điểm lại thân thế và sự nghiệp của Bác, nhà báo và chuyên gia phân tích chính trị Atilio Borón đã ca ngợi sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào thực tiễn của Người, chứng minh được sức mạnh dẫn đường của luận thuyết này trong quá trình đấu tranh giành độc lập, tự do của một dân tộc bị áp bức trước các thế lực hùng mạnh nhất thế giới.
Về phần mình, nhà sử học Alejandro Pandra đánh giá cao tầm nhìn và nhận định Chủ tịch Hồ Chí Minh như “vị cha già” của dân tộc Việt Nam, người đã “tiên tri” được con đường mà đất nước ta phải đi để tìm thấy tự do và phát triển.
Trong buổi gặp mặt đồng tổ chức với Nhóm Nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam và Viện Văn hóa Argentina-Viêt Nam, Đại sứ quán Việt Nam đã trình chiếu bộ phim tài liệu về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh và trưng bày bộ sưu tập ảnh về đất nước Đông Nam Á có nhiều nét kỳ thú và hấp dẫn với bạn bè Argentina này.
Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Văn Đào đã trao tặng các diễn giả ấn phẩm “Tuyển tập Hồ Chí Minh”, lần đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha. Nhiều phương tiện thông tin đại chúng Argentina đã đến ghi hình và đưa tin về lễ kỷ niệm này./.
Lê Hà-Việt Hùng (Vietnam+)