Ngày 26/2, tại Quảng Ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đã khai mạc “Hội thảo về giải quyết khiếu nại và hòa giải trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam.”
Tham dự có đại diện một số Bộ, ngành cùng đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn chia sẻ, với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội như hiện nay, nhu cầu thông tin của người dân ngày càng tăng cao đồng thời đòi hỏi về tính nhanh nhạy, chính xác và cạnh tranh của thông tin đặt ra trong quá trình tác nghiệp của báo chí cũng ngày càng gay gắt. Do vậy, những sai sót khi cung cấp thông tin trên báo chí là điều không thể tránh khỏi.
Hàng năm, Bộ Thông tin và Truyền thông, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đã nhận được nhiều đơn thư khiếu nại về việc đưa thông tin không đúng. Điều quan trọng để giải quyết tình trạng này là người làm báo cần nhìn nhận nghiêm túc quá trình lao động nghề nghiệp, cố gắng hạn chế một cách tối đa những sơ suất, góp phần nâng cao uy tín của báo chí, tạo sự tin cậy của nhân dân đối với báo chí trong việc hướng dẫn dư luận.
Đại diện các cơ quan báo chí tham dự hội thảo cũng đã đưa ra nhiều ví dụ điển hình trong việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện trên báo chí, xuất phát từ thực tế của các tòa soạn. Các vụ khiếu nại chủ yếu do một số nguyên nhân như báo chí thông tin sai sự thật; xuyên tạc, vu khống hoặc xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức; công bố tài liệu, hình ảnh của cá nhân khi chưa được phép...
Đa phần khi giải quyết các sự vụ này, các cơ quan báo chí đều chọn giải pháp lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khiếu nại và tìm cách hòa giải, đính chính, hạn chế tối đa việc khởi kiện ra tòa án.
Bên cạnh những ý kiến trao đổi, thảo luận của các cơ quan báo chí Việt Nam, các đại biểu còn được nghe ông Ian Beales, Thư ký của Ủy ban các quy tắc hành nghề của Hiệp hội Biên tập Anh, hướng dẫn, giới thiệu những kinh nghiệm của Anh cũng như quốc tế trong lĩnh vực khiếu nại và hòa giải trên báo chí.
Ngày 27/2, các đại biểu sẽ tiếp tục thảo luận mô hình và khuôn khổ pháp lý thích hợp cho công việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực báo chí tại Việt Nam./.
Tham dự có đại diện một số Bộ, ngành cùng đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn chia sẻ, với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội như hiện nay, nhu cầu thông tin của người dân ngày càng tăng cao đồng thời đòi hỏi về tính nhanh nhạy, chính xác và cạnh tranh của thông tin đặt ra trong quá trình tác nghiệp của báo chí cũng ngày càng gay gắt. Do vậy, những sai sót khi cung cấp thông tin trên báo chí là điều không thể tránh khỏi.
Hàng năm, Bộ Thông tin và Truyền thông, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đã nhận được nhiều đơn thư khiếu nại về việc đưa thông tin không đúng. Điều quan trọng để giải quyết tình trạng này là người làm báo cần nhìn nhận nghiêm túc quá trình lao động nghề nghiệp, cố gắng hạn chế một cách tối đa những sơ suất, góp phần nâng cao uy tín của báo chí, tạo sự tin cậy của nhân dân đối với báo chí trong việc hướng dẫn dư luận.
Đại diện các cơ quan báo chí tham dự hội thảo cũng đã đưa ra nhiều ví dụ điển hình trong việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện trên báo chí, xuất phát từ thực tế của các tòa soạn. Các vụ khiếu nại chủ yếu do một số nguyên nhân như báo chí thông tin sai sự thật; xuyên tạc, vu khống hoặc xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức; công bố tài liệu, hình ảnh của cá nhân khi chưa được phép...
Đa phần khi giải quyết các sự vụ này, các cơ quan báo chí đều chọn giải pháp lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khiếu nại và tìm cách hòa giải, đính chính, hạn chế tối đa việc khởi kiện ra tòa án.
Bên cạnh những ý kiến trao đổi, thảo luận của các cơ quan báo chí Việt Nam, các đại biểu còn được nghe ông Ian Beales, Thư ký của Ủy ban các quy tắc hành nghề của Hiệp hội Biên tập Anh, hướng dẫn, giới thiệu những kinh nghiệm của Anh cũng như quốc tế trong lĩnh vực khiếu nại và hòa giải trên báo chí.
Ngày 27/2, các đại biểu sẽ tiếp tục thảo luận mô hình và khuôn khổ pháp lý thích hợp cho công việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực báo chí tại Việt Nam./.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)