Ngày 26/3, tại Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Ủy ban Nhân dân Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội thảo khoa học Quốc mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc trong đạo mẫu Việt Nam.
Gần 30 tham luận của các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, khoa học đến từ các viện, trung tâm nghiên cứu, bảo tàng lịch sử, các trường đại học của Trung ương và địa phương... đã làm rõ bối cảnh văn hóa, lịch sử, quá trình hình thành, định hình biểu tượng Quốc mẫu Tây Thiên.
Từ một vị thần núi, trong bối cảnh địa lý, lịch sử, văn hóa, quốc gia cổ Văn Lang - Âu Lạc và sau đó là quốc gia Đại Việt đã dần nhân thần hóa, nữ tính hóa rồi Mẫu thánh hóa Quốc mẫu Tây Thiên, một vị Tối linh thượng đẳng thần, được thờ ở 72 địa điểm ở huyện Tam Đảo và các vùng phụ cận khác.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra, tại Tây Thiên đã diễn ra quá trình hội nhập văn hóa, trước nhất là hội nhập giữa Đạo mẫu và Phật giáo Tây Thiên.
Bên cạnh đó, hội thảo cũng làm rõ bản sắc văn hóa vùng Tây Thiên cũng như những giá trị văn hóa của tục thờ Mẫu và Phật giáo với tâm thức "đến với Phật, về với Mẫu" thể hiện qua tín ngưỡng, phong tục và lễ hội.
Đây cũng chính là di sản, tiềm năng phát triển du lịch, xây dựng và phát triển văn hóa của Vĩnh Phúc trong bối cảnh đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa./.
Gần 30 tham luận của các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, khoa học đến từ các viện, trung tâm nghiên cứu, bảo tàng lịch sử, các trường đại học của Trung ương và địa phương... đã làm rõ bối cảnh văn hóa, lịch sử, quá trình hình thành, định hình biểu tượng Quốc mẫu Tây Thiên.
Từ một vị thần núi, trong bối cảnh địa lý, lịch sử, văn hóa, quốc gia cổ Văn Lang - Âu Lạc và sau đó là quốc gia Đại Việt đã dần nhân thần hóa, nữ tính hóa rồi Mẫu thánh hóa Quốc mẫu Tây Thiên, một vị Tối linh thượng đẳng thần, được thờ ở 72 địa điểm ở huyện Tam Đảo và các vùng phụ cận khác.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra, tại Tây Thiên đã diễn ra quá trình hội nhập văn hóa, trước nhất là hội nhập giữa Đạo mẫu và Phật giáo Tây Thiên.
Bên cạnh đó, hội thảo cũng làm rõ bản sắc văn hóa vùng Tây Thiên cũng như những giá trị văn hóa của tục thờ Mẫu và Phật giáo với tâm thức "đến với Phật, về với Mẫu" thể hiện qua tín ngưỡng, phong tục và lễ hội.
Đây cũng chính là di sản, tiềm năng phát triển du lịch, xây dựng và phát triển văn hóa của Vĩnh Phúc trong bối cảnh đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa./.
Lâm Đào An (Báo Tin Tức/Vietnam+)