"Văn minh Chăm, mối liên hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ" là chủ đề chính được đưa ra tại hội thảo khoa học quốc tế, khai mạc ngày 26/6, tại thành phố Đà Nẵng do Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam và Hội đồng Giao lưu văn hóa Ấn Độ tổ chức.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh khẳng định người Chăm là một dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em ở Việt Nam. Trong lịch sử phát triển, người Chăm đã để lại một kho tàng di sản văn hóa phong phú và đa dạng. Một trong những di sản đó là những đền tháp hiện còn nằm rải rác tại các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam mà tiêu biểu là Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới và những lễ hội cổ truyền với những giá trị xã hội to lớn, các di chỉ khảo cổ.
Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu hai nước Việt Nam, Ấn Độ đã thực hiện nhiều đề tài nhằm làm rõ thêm những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với văn hóa của cộng đồng người Chăm ở Việt Nam, nhất là các tỉnh miền Trung. Hội thảo này là dịp để các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trao đổi, phản biện, cung cấp thêm những tư liệu quý để hiểu rõ hơn về văn hóa của người Chăm trong mối liên hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Ngài Rajit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam cho biết hội thảo sẽ nghiên cứu các khía cạnh giao lưu văn hóa khác nhau diễn ra từ nhiều thế kỷ trước, đồng thời mở ra cơ hội chia sẻ kinh nghiệm trong việc tu bổ và bảo tồn di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Đây cũng là cơ hội để các chuyên gia Ấn Độ của Viện khảo cổ Ấn Độ học hỏi về chuyên môn của các học giả Việt Nam, những người đã nghiên cứu Mỹ Sơn.
Ấn Độ và Việt Nam là hai quốc gia có chung nhiều truyền thống văn hóa và tinh thần. Năm 2012 đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam. Hai quốc gia đã quyết định chọn năm nay là "Năm hữu nghị" với các sự kiện văn hóa, giao thương và các hội thảo học thuật. Hội thảo khoa học quốc tế về "Văn minh Chăm, mối liên hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ" nằm trong chuỗi sự kiện của năm hữu nghị này.
Cũng như ở các khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ khác ở Đông Nam Á, ngay từ đầu công nguyên, một số tiểu quốc của người Chăm đã xuất hiện trên dải đất đồng bằng ven biển miền Trung.
Các thế hệ tiền nhân của người Chăm đã để lại nhiều di vật và chứng tích về sự sáng tạo văn hóa không ngừng. Thần dân của Vương quốc Chămpa là những người Chăm sống gần biển. Họ nói tiếng Austronesian, ngôn ngữ gọi dân tộc họ là Chăm. Người Chăm tiếp nhận tiếng Phạn và hệ thống chữ viết bắt nguồn từ hệ thống chữ Pallava Grantha của miền Nam Ấn Độ.
Nhiều hình khắc chữ Phạn và chữ Chăm ảnh hưởng từ chữ Phạn được tìm thấy dọc bờ biển miền Trung Việt Nam. Những dấu tích này cho thấy sự hiểu biết sâu sắc về nền văn minh đương đại Ấn Độ; đồng thời thể hiện mối quan hệ văn hóa và giao thương gần gũi, sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ thông qua Vương quốc Chăm.
Các thế hệ tiền nhân của Vương quốc Chăm đã sáng tạo một nền văn hóa, văn minh vừa mang tính bản địa, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa Ấn Độ. Những tháp Chăm và các bức điêu khắc bằng gạch là những đài tưởng niệm vĩnh hằng về sự giao lưu văn hóa sâu rộng giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Đây là hội thảo lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, các đại biểu sẽ khám phá và nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau trong mối giao lưu văn hóa đa chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ và thảo ra chiều hướng hợp tác cho tương lai.
Hội thảo cũng là cơ hội để chia sẻ những kinh nghiệm về bảo tồn, tu bổ và quản lý khu di tích Mỹ Sơn, di sản văn hóa thế giới và nhiều khu di sản khác tại Ấn Độ và Đông Nam Á.
Trong thời gian hội thảo, các học giả sẽ trình bày các tham luận về điêu khắc Chăm; khám phá những liên hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ; đền tháp Chăm; mối liên hệ mang tính kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ; các di sản văn hóa phi vật thể Chăm pa (di sản tiếng Phạn và chữ Chăm của Chămpa cổ đại; sự tiếp biến văn hóa Việt-Chăm); chia sẻ kinh nghiệm về trùng tu, quản lý di sản từ các di sản Mỹ Sơn, Angkor Wat, Ta Prohm, Wat Phu và các di sản thế giới của Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ đã quyết định hỗ trợ Việt Nam trong việc bảo tồn và tu bổ khu di sản thế giới văn minh Chăm được UNESCO công nhận tại Mỹ Sơn (Quảng Nam) với khoản tài trợ trị giá 3 triệu USD. Dự án sẽ do Viện Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (ASI), cơ quan đã rất thành công trong việc tu bổ Ankor Wat, Ta Prhom tại Campuchia và Wat Phu tại Lào.
Hội thảo diễn ra trong hai ngày 26 và 27/6./.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh khẳng định người Chăm là một dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em ở Việt Nam. Trong lịch sử phát triển, người Chăm đã để lại một kho tàng di sản văn hóa phong phú và đa dạng. Một trong những di sản đó là những đền tháp hiện còn nằm rải rác tại các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam mà tiêu biểu là Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới và những lễ hội cổ truyền với những giá trị xã hội to lớn, các di chỉ khảo cổ.
Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu hai nước Việt Nam, Ấn Độ đã thực hiện nhiều đề tài nhằm làm rõ thêm những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với văn hóa của cộng đồng người Chăm ở Việt Nam, nhất là các tỉnh miền Trung. Hội thảo này là dịp để các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trao đổi, phản biện, cung cấp thêm những tư liệu quý để hiểu rõ hơn về văn hóa của người Chăm trong mối liên hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Ngài Rajit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam cho biết hội thảo sẽ nghiên cứu các khía cạnh giao lưu văn hóa khác nhau diễn ra từ nhiều thế kỷ trước, đồng thời mở ra cơ hội chia sẻ kinh nghiệm trong việc tu bổ và bảo tồn di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Đây cũng là cơ hội để các chuyên gia Ấn Độ của Viện khảo cổ Ấn Độ học hỏi về chuyên môn của các học giả Việt Nam, những người đã nghiên cứu Mỹ Sơn.
Ấn Độ và Việt Nam là hai quốc gia có chung nhiều truyền thống văn hóa và tinh thần. Năm 2012 đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam. Hai quốc gia đã quyết định chọn năm nay là "Năm hữu nghị" với các sự kiện văn hóa, giao thương và các hội thảo học thuật. Hội thảo khoa học quốc tế về "Văn minh Chăm, mối liên hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ" nằm trong chuỗi sự kiện của năm hữu nghị này.
Cũng như ở các khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ khác ở Đông Nam Á, ngay từ đầu công nguyên, một số tiểu quốc của người Chăm đã xuất hiện trên dải đất đồng bằng ven biển miền Trung.
Các thế hệ tiền nhân của người Chăm đã để lại nhiều di vật và chứng tích về sự sáng tạo văn hóa không ngừng. Thần dân của Vương quốc Chămpa là những người Chăm sống gần biển. Họ nói tiếng Austronesian, ngôn ngữ gọi dân tộc họ là Chăm. Người Chăm tiếp nhận tiếng Phạn và hệ thống chữ viết bắt nguồn từ hệ thống chữ Pallava Grantha của miền Nam Ấn Độ.
Nhiều hình khắc chữ Phạn và chữ Chăm ảnh hưởng từ chữ Phạn được tìm thấy dọc bờ biển miền Trung Việt Nam. Những dấu tích này cho thấy sự hiểu biết sâu sắc về nền văn minh đương đại Ấn Độ; đồng thời thể hiện mối quan hệ văn hóa và giao thương gần gũi, sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ thông qua Vương quốc Chăm.
Các thế hệ tiền nhân của Vương quốc Chăm đã sáng tạo một nền văn hóa, văn minh vừa mang tính bản địa, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa Ấn Độ. Những tháp Chăm và các bức điêu khắc bằng gạch là những đài tưởng niệm vĩnh hằng về sự giao lưu văn hóa sâu rộng giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Đây là hội thảo lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, các đại biểu sẽ khám phá và nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau trong mối giao lưu văn hóa đa chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ và thảo ra chiều hướng hợp tác cho tương lai.
Hội thảo cũng là cơ hội để chia sẻ những kinh nghiệm về bảo tồn, tu bổ và quản lý khu di tích Mỹ Sơn, di sản văn hóa thế giới và nhiều khu di sản khác tại Ấn Độ và Đông Nam Á.
Trong thời gian hội thảo, các học giả sẽ trình bày các tham luận về điêu khắc Chăm; khám phá những liên hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ; đền tháp Chăm; mối liên hệ mang tính kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ; các di sản văn hóa phi vật thể Chăm pa (di sản tiếng Phạn và chữ Chăm của Chămpa cổ đại; sự tiếp biến văn hóa Việt-Chăm); chia sẻ kinh nghiệm về trùng tu, quản lý di sản từ các di sản Mỹ Sơn, Angkor Wat, Ta Prohm, Wat Phu và các di sản thế giới của Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ đã quyết định hỗ trợ Việt Nam trong việc bảo tồn và tu bổ khu di sản thế giới văn minh Chăm được UNESCO công nhận tại Mỹ Sơn (Quảng Nam) với khoản tài trợ trị giá 3 triệu USD. Dự án sẽ do Viện Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (ASI), cơ quan đã rất thành công trong việc tu bổ Ankor Wat, Ta Prhom tại Campuchia và Wat Phu tại Lào.
Hội thảo diễn ra trong hai ngày 26 và 27/6./.
Văn Sơn (TTXVN)