Ngày 16/3, tại trường Đại học tổng hợp Rajapat, tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan đã diễn ra Hội thảo khoa học về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Việt Nam.
Tổng Thư ký Hội đồng bầu cử trung ương Thái Lan, cùng đông đảo các nhà nghiên cứu, chuyên gia luật, trí thức Việt kiều và hơn 400 sinh viên luật của hai nước Việt Nam và Thái Lan tham dự và đóng góp ý kiến đối với bản dự thảo hiến pháp 1992 của Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Hiệu trưởng đại học Rajapat, Phó giáo sư Tiến sỹ Baraxum Phômphan đã khẳng định đây là cơ hội rất tốt để các chuyên gia luật, nhà nghiên cứu và sinh viên Thái Lan tiếp cận với các vấn đề luật pháp của Việt Nam, hiểu được quy trình sửa đổi hiến pháp của Việt Nam, đồng thời cũng nhận thức được bối cảnh và sự quan tâm về vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Theo ông Baraxum, trong bối cảnh các nước ASEAN đang tích cực chuẩn bị cho hội nhập Cộng đồng kinh tế vào năm 2015, việc tìm hiểu luật pháp nước láng giềng là vấn đề được Thái Lan và các quốc gia trong khu vực quan tâm, bởi nó đóng vai trò nền tảng trong việc xây dựng các quan hệ xã hội tương lai.
Tại hội thảo, sau khi các nhà nghiên cứu luật Việt Nam trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992, so sánh những điểm mới trong dự thảo lần này và quy trình xây dựng bản dự thảo hiến pháp, các nhà nghiên cứu Thái Lan đã nêu các câu hỏi yêu cầu giải đáp về các vấn đề quyền con người, chế độ chính trị, hệ thống lập pháp, tòa án và vấn đề sở hữu kinh tế của dự thảo hiến pháp 1992.
Đồng thời, các đại biểu Thái Lan đánh giá cao nỗ lực xây dựng dự thảo hiến pháp sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và xây dựng cộng đồng ASAEN vào năm 2015./.
Tổng Thư ký Hội đồng bầu cử trung ương Thái Lan, cùng đông đảo các nhà nghiên cứu, chuyên gia luật, trí thức Việt kiều và hơn 400 sinh viên luật của hai nước Việt Nam và Thái Lan tham dự và đóng góp ý kiến đối với bản dự thảo hiến pháp 1992 của Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Hiệu trưởng đại học Rajapat, Phó giáo sư Tiến sỹ Baraxum Phômphan đã khẳng định đây là cơ hội rất tốt để các chuyên gia luật, nhà nghiên cứu và sinh viên Thái Lan tiếp cận với các vấn đề luật pháp của Việt Nam, hiểu được quy trình sửa đổi hiến pháp của Việt Nam, đồng thời cũng nhận thức được bối cảnh và sự quan tâm về vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Theo ông Baraxum, trong bối cảnh các nước ASEAN đang tích cực chuẩn bị cho hội nhập Cộng đồng kinh tế vào năm 2015, việc tìm hiểu luật pháp nước láng giềng là vấn đề được Thái Lan và các quốc gia trong khu vực quan tâm, bởi nó đóng vai trò nền tảng trong việc xây dựng các quan hệ xã hội tương lai.
Tại hội thảo, sau khi các nhà nghiên cứu luật Việt Nam trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992, so sánh những điểm mới trong dự thảo lần này và quy trình xây dựng bản dự thảo hiến pháp, các nhà nghiên cứu Thái Lan đã nêu các câu hỏi yêu cầu giải đáp về các vấn đề quyền con người, chế độ chính trị, hệ thống lập pháp, tòa án và vấn đề sở hữu kinh tế của dự thảo hiến pháp 1992.
Đồng thời, các đại biểu Thái Lan đánh giá cao nỗ lực xây dựng dự thảo hiến pháp sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và xây dựng cộng đồng ASAEN vào năm 2015./.
Lê Minh Hưởng/Bangkok (Vietnam+)