Ngày 7/12, tại thành phố Vũng Tàu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu đã tổ chức Hội thảo Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Arập Xêút và các nước Trung Đông: Khó khăn và thuận lợi.
Hội thảo có sự tham gia của các doanh nghiệp xuất khẩu đóng trên địa bàn tỉnh.
Tại hội thảo, ông Lê Thái Hòa, Phó Vụ trưởng, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) đã trình bày báo cáo về tình hình hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Arập Xêút và các nước Trung Đông.
Theo đó, từ năm 2006 đến nay, Việt Nam và Arập Xêút đã có nhiều Hiệp định khung hợp tác về kinh tế, nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản, Hiệp định tránh đánh thuế, hợp tác đảm bảo an ninh năng lượng và lương thực, hợp tác lao động, đầu tư và nông nghiệp....
Đối với các nước Trung Đông, Việt Nam cũng đã có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trong khu vực Trung Đông, ngoài ra các nước Trung Đông còn có nhiều tiềm năng về thương mại, lao động, dầu khí, khoa học công nghệ, du lịch.... đây là những cơ sở và tiềm năng để Việt Nam hợp tác tốt trong phát triển kinh tế thương mại.
Đến thời điểm này, Việt Nam đã xuất sang Arập Xêút và các nước Trung Đông các mặt hàng như thủy sản, dệt may, sợi, giày dép, sản phẩm từ sắt thép, gỗ và sản phẩm gỗ, máy tính và linh kiện điện tử, điện thoại di động, cao su, hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, máy móc trang thiết bị.... và nhập các mặt hàng như chất dẻo nguyên liệu, khí đốt hóa lỏng, sản phẩm hóa chất, hóa chất, phân bón, thức ăn gia súc và nguyên liệu...
Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn gặp phải những rào cản thương mại và khó khăn khi quan hệ kinh tế thương mại với Arập Xêút và các nước Trung Đông như các quy định hành chính còn quan liêu, chậm trễ, muốn thị thực các doanh nghiệp ở thị trường này phải có người bản địa bảo lãnh, tình hình an ninh, chính trị bất ổn, mâu thuẫn sắc tộc, xung đột tôn giáo tại các quốc gia, chiến tranh trong khu vực, thiếu thông tin về thị trường...
Tại hội thảo, các doanh nghiệp cũng đã được tìm hiểu về một số đặc điểm văn hóa, giao tiếp, phong cách kinh doanh của người hồi giáo.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn được giới thiệu và hướng dẫn đăng ký về chứng chỉ Halal - một loại chứng chỉ cần thiết khi tiếp cận vào thị trường người Hồi giáo (người Hồi giáo chỉ mua sản phẩm Halal như một bằng chứng về đức tin mà Allhah cho phép sử dụng).
Sản phẩm Halal là sản phẩm được xác nhận không có các thành phần bị cấm và bảo đảm sự tinh khiết trong quá trình sản xuất. Hiện nay, tại Việt Nam đã có văn phòng chứng nhận Halal tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh./.
Hội thảo có sự tham gia của các doanh nghiệp xuất khẩu đóng trên địa bàn tỉnh.
Tại hội thảo, ông Lê Thái Hòa, Phó Vụ trưởng, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) đã trình bày báo cáo về tình hình hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Arập Xêút và các nước Trung Đông.
Theo đó, từ năm 2006 đến nay, Việt Nam và Arập Xêút đã có nhiều Hiệp định khung hợp tác về kinh tế, nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản, Hiệp định tránh đánh thuế, hợp tác đảm bảo an ninh năng lượng và lương thực, hợp tác lao động, đầu tư và nông nghiệp....
Đối với các nước Trung Đông, Việt Nam cũng đã có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trong khu vực Trung Đông, ngoài ra các nước Trung Đông còn có nhiều tiềm năng về thương mại, lao động, dầu khí, khoa học công nghệ, du lịch.... đây là những cơ sở và tiềm năng để Việt Nam hợp tác tốt trong phát triển kinh tế thương mại.
Đến thời điểm này, Việt Nam đã xuất sang Arập Xêút và các nước Trung Đông các mặt hàng như thủy sản, dệt may, sợi, giày dép, sản phẩm từ sắt thép, gỗ và sản phẩm gỗ, máy tính và linh kiện điện tử, điện thoại di động, cao su, hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, máy móc trang thiết bị.... và nhập các mặt hàng như chất dẻo nguyên liệu, khí đốt hóa lỏng, sản phẩm hóa chất, hóa chất, phân bón, thức ăn gia súc và nguyên liệu...
Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn gặp phải những rào cản thương mại và khó khăn khi quan hệ kinh tế thương mại với Arập Xêút và các nước Trung Đông như các quy định hành chính còn quan liêu, chậm trễ, muốn thị thực các doanh nghiệp ở thị trường này phải có người bản địa bảo lãnh, tình hình an ninh, chính trị bất ổn, mâu thuẫn sắc tộc, xung đột tôn giáo tại các quốc gia, chiến tranh trong khu vực, thiếu thông tin về thị trường...
Tại hội thảo, các doanh nghiệp cũng đã được tìm hiểu về một số đặc điểm văn hóa, giao tiếp, phong cách kinh doanh của người hồi giáo.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn được giới thiệu và hướng dẫn đăng ký về chứng chỉ Halal - một loại chứng chỉ cần thiết khi tiếp cận vào thị trường người Hồi giáo (người Hồi giáo chỉ mua sản phẩm Halal như một bằng chứng về đức tin mà Allhah cho phép sử dụng).
Sản phẩm Halal là sản phẩm được xác nhận không có các thành phần bị cấm và bảo đảm sự tinh khiết trong quá trình sản xuất. Hiện nay, tại Việt Nam đã có văn phòng chứng nhận Halal tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh./.
Hoàng Nhị (TTXVN/Vietnam+)