Ngày 16/5, Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội nghị thông báo về Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 4 với sự tham gia của nhiều đại diện các đoàn ngoại giao, tổ chức quốc tế, đại sứ quán một số nước tại Việt Nam.
Xuất phát từ yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh mới của toàn cầu và khu vực, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội đồng tổ chức Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ tư, với Chủ đề “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững” từ 26 - 28/11/2012 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.
Hội thảo là diễn đàn cho các nhà Việt Nam học trên toàn thế giới trình bày những kết quả nghiên cứu của mình và giao lưu, trao đổi học thuật với các đồng nghiệp về chủ đề Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững. Đồng thời, Hội thảo cũng là dịp để các nhà Việt Nam học của Việt Nam và quốc tế gặp gỡ, thảo luận nhằm tăng cường sự phối hợp nghiên cứu giữa các học giả trong và ngoài Việt Nam.
Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho biết: Điểm mới của hội thảo lần này là Việt Nam có cơ hội tổng kết giai đoạn 25 đổi mới. Hội thảo tập trung vào một số vấn đề đang được quan tâm như an sinh, dịch vụ, trật tự xã hội, đời sống văn hóa tinh thần, thân thiện với môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng vấn đề nước biển dâng vì đây là nguy cơ rất lớn… theo cách tiếp cận của Việt Nam là phải đảm bảo ổn định, hòa bình và phát triển.
Cách thức tổ chức có thay đổi là tuyên truyền qua 3 kênh để bao phủ được mạng lưới các học giả quan tâm đến Việt Nam trên phạm vi toàn thế giới. Ngoài việc gửi giấy mời trực tiếp, thông qua các tổ chức, viện nghiên cứu, Ban tổ chức thử nghiệm tuyên truyền qua hệ thống các cơ quan đại diện, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Một sáng kiến quan trọng nữa là Hội thảo sẽ tạo cơ sở dữ liệu về các kết quả, tư liệu nghiên cứu về Việt Nam cũng như mạng lưới các nhà nghiên cứu về Việt Nam trên khắp thế giới.
Đây là cuộc Hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức trên quy mô lớn, gồm 15 tiểu ban chuyên môn, dự kiến có khoảng 800 đại biểu tham gia, trong đó có 300-400 đại biểu quốc tế.
Thời gian nhận đăng kí tham gia Hội thảo và tóm tắt báo cáo từ 1/5 đến 30/6. Thời gian nhận báo cáo toàn văn từ 1/8 đến 15/9. Thời gian gửi giấy mời chính thức tham gia Hội thảo từ 15/9 đến 15/10.
Các ý kiến đóng góp, trao đổi, thủ tục đăng kí báo cáo tóm tắt và tham gia Hội thảo có thể gửi tới đến Văn phòng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, số 1A Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, email: icvns2012@vass.gov.vn./ < ./">mailto:icvns2012@vass.gov.vn./ >./ .
Xuất phát từ yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh mới của toàn cầu và khu vực, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội đồng tổ chức Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ tư, với Chủ đề “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững” từ 26 - 28/11/2012 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.
Hội thảo là diễn đàn cho các nhà Việt Nam học trên toàn thế giới trình bày những kết quả nghiên cứu của mình và giao lưu, trao đổi học thuật với các đồng nghiệp về chủ đề Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững. Đồng thời, Hội thảo cũng là dịp để các nhà Việt Nam học của Việt Nam và quốc tế gặp gỡ, thảo luận nhằm tăng cường sự phối hợp nghiên cứu giữa các học giả trong và ngoài Việt Nam.
Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho biết: Điểm mới của hội thảo lần này là Việt Nam có cơ hội tổng kết giai đoạn 25 đổi mới. Hội thảo tập trung vào một số vấn đề đang được quan tâm như an sinh, dịch vụ, trật tự xã hội, đời sống văn hóa tinh thần, thân thiện với môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng vấn đề nước biển dâng vì đây là nguy cơ rất lớn… theo cách tiếp cận của Việt Nam là phải đảm bảo ổn định, hòa bình và phát triển.
Cách thức tổ chức có thay đổi là tuyên truyền qua 3 kênh để bao phủ được mạng lưới các học giả quan tâm đến Việt Nam trên phạm vi toàn thế giới. Ngoài việc gửi giấy mời trực tiếp, thông qua các tổ chức, viện nghiên cứu, Ban tổ chức thử nghiệm tuyên truyền qua hệ thống các cơ quan đại diện, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Một sáng kiến quan trọng nữa là Hội thảo sẽ tạo cơ sở dữ liệu về các kết quả, tư liệu nghiên cứu về Việt Nam cũng như mạng lưới các nhà nghiên cứu về Việt Nam trên khắp thế giới.
Đây là cuộc Hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức trên quy mô lớn, gồm 15 tiểu ban chuyên môn, dự kiến có khoảng 800 đại biểu tham gia, trong đó có 300-400 đại biểu quốc tế.
Thời gian nhận đăng kí tham gia Hội thảo và tóm tắt báo cáo từ 1/5 đến 30/6. Thời gian nhận báo cáo toàn văn từ 1/8 đến 15/9. Thời gian gửi giấy mời chính thức tham gia Hội thảo từ 15/9 đến 15/10.
Các ý kiến đóng góp, trao đổi, thủ tục đăng kí báo cáo tóm tắt và tham gia Hội thảo có thể gửi tới đến Văn phòng Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, số 1A Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, email: icvns2012@vass.gov.vn./ < ./">mailto:icvns2012@vass.gov.vn./ >./ .
Minh Nguyệt (TTXVN)