Ngày 5/12, tại thành phố Mỹ Tho, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang và các bộ, ngành liên quan tổ chức Hội thảo tham vấn lần thứ hai “Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long.”
Với sự tham gia của 160 đại biểu, hội thảo nằm trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long-Tiền Giang 2012 (MDEC - Tiền Giang 2012).
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phản biện của các giáo sư, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam như giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trân, tiến sỹ Nguyễn Tuấn Anh (Đại học Cần Thơ).
Xây dựng "Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long" (MDP) là một trong những hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Hiệp định đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước giữa Việt Nam và Hà Lan, hướng tới tầm nhìn năm 2100. Trong hai thập kỷ qua, Đồng bằng sông Cửu Long đã phấn đấu vươn lên, trở thành vựa lúa gạo và trung tâm xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước.
Kết quả trên có được nhờ các tỉnh, thành phố trong khu vực có nhiều nỗ lực, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động và nguồn nước phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững. Đáng chú ý, nông nghiệp phát triển mạnh mẽ và đa dạng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, cũng như nguồn nông sản hàng hóa dồi dào cho tiêu dùng và xuất khẩu. Bên cạnh vị thế cây lúa còn phải kể đến thủy hải sản, kinh tế vườn, ngành nghề... đang được khai thác tốt, đóng góp to lớn vào sự phát triển và hội nhập của toàn vùng.
Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của biến đổi khí hậu. Nước biển dâng và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng khiến diện tích lớn tại đây vốn nằm ven biển và vùng hạ lưu trở thành môi trường nước lợ. Trước những thay đổi tiêu cực đó đòi hỏi phải khẩn trương nghiên cứu tìm giải pháp đối phó với hàng loạt những thách thức trong tương lai gần, cũng như hướng đến tầm nhìn 2050-2100.
Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long được xây dựng, đưa ra những vấn đề nóng cần xem xét, thảo luận trên nhiều góc độ một cách nghiêm túc và thận trọng. Đó là nhận định thay đổi và thách thức của Đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2050 và 2100, những triển vọng phát triển kinh tế cho vùng, làm thế nào thích nghi và phát triển bền vững trước biến đổi khí hậu...
Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long hướng tới mục tiêu xây dựng và duy trì một vùng Đồng bằng sông Cửu Long thịnh vượng về kinh tế-xã hội, người dân an cư lạc nghiệp, nền kinh tế năng động và mạnh mẽ, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, thích nghi với những thay đổi về tài nguyên nước và biến đổi khí hậu.
Nếu giải quyết tốt các vấn đề đặt ra ngay từ bây giờ sẽ tạo nền tảng cho một tương lai tươi sáng và hấp dẫn đối với Đồng bằng sông Cửu Long - đó là nền kinh tế thu hút đầu tư và phát triển bền vững, đa dạng, hiệu quả, đồng thời thích nghi được với những thách thức mới. Từ đó, diện mạo vùng thay đổi sâu sắc, phù hợp với đặc thù vùng, thể hiện đậm nét những lợi thế về tài nguyên của vùng cả hiện tại và tương lai, nhờ được hỗ trợ bởi những chính sách phù hợp, sự đầu tư mang tính chiến lược.
Trước đó, tháng 4/2012, tại thành phố Cần Thơ, nhân hội thảo “Tham vấn định hướng chiến lược phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã kết hợp cùng Viện Tư vấn Phát triển (CODE) tổ chức Hội thảo tham vấn kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long lần thứ nhất (MDP.V01)./.
Với sự tham gia của 160 đại biểu, hội thảo nằm trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long-Tiền Giang 2012 (MDEC - Tiền Giang 2012).
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phản biện của các giáo sư, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam như giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trân, tiến sỹ Nguyễn Tuấn Anh (Đại học Cần Thơ).
Xây dựng "Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long" (MDP) là một trong những hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Hiệp định đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước giữa Việt Nam và Hà Lan, hướng tới tầm nhìn năm 2100. Trong hai thập kỷ qua, Đồng bằng sông Cửu Long đã phấn đấu vươn lên, trở thành vựa lúa gạo và trung tâm xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước.
Kết quả trên có được nhờ các tỉnh, thành phố trong khu vực có nhiều nỗ lực, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động và nguồn nước phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững. Đáng chú ý, nông nghiệp phát triển mạnh mẽ và đa dạng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, cũng như nguồn nông sản hàng hóa dồi dào cho tiêu dùng và xuất khẩu. Bên cạnh vị thế cây lúa còn phải kể đến thủy hải sản, kinh tế vườn, ngành nghề... đang được khai thác tốt, đóng góp to lớn vào sự phát triển và hội nhập của toàn vùng.
Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của biến đổi khí hậu. Nước biển dâng và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng khiến diện tích lớn tại đây vốn nằm ven biển và vùng hạ lưu trở thành môi trường nước lợ. Trước những thay đổi tiêu cực đó đòi hỏi phải khẩn trương nghiên cứu tìm giải pháp đối phó với hàng loạt những thách thức trong tương lai gần, cũng như hướng đến tầm nhìn 2050-2100.
Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long được xây dựng, đưa ra những vấn đề nóng cần xem xét, thảo luận trên nhiều góc độ một cách nghiêm túc và thận trọng. Đó là nhận định thay đổi và thách thức của Đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2050 và 2100, những triển vọng phát triển kinh tế cho vùng, làm thế nào thích nghi và phát triển bền vững trước biến đổi khí hậu...
Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long hướng tới mục tiêu xây dựng và duy trì một vùng Đồng bằng sông Cửu Long thịnh vượng về kinh tế-xã hội, người dân an cư lạc nghiệp, nền kinh tế năng động và mạnh mẽ, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, thích nghi với những thay đổi về tài nguyên nước và biến đổi khí hậu.
Nếu giải quyết tốt các vấn đề đặt ra ngay từ bây giờ sẽ tạo nền tảng cho một tương lai tươi sáng và hấp dẫn đối với Đồng bằng sông Cửu Long - đó là nền kinh tế thu hút đầu tư và phát triển bền vững, đa dạng, hiệu quả, đồng thời thích nghi được với những thách thức mới. Từ đó, diện mạo vùng thay đổi sâu sắc, phù hợp với đặc thù vùng, thể hiện đậm nét những lợi thế về tài nguyên của vùng cả hiện tại và tương lai, nhờ được hỗ trợ bởi những chính sách phù hợp, sự đầu tư mang tính chiến lược.
Trước đó, tháng 4/2012, tại thành phố Cần Thơ, nhân hội thảo “Tham vấn định hướng chiến lược phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã kết hợp cùng Viện Tư vấn Phát triển (CODE) tổ chức Hội thảo tham vấn kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long lần thứ nhất (MDP.V01)./.
Minh Trí (TTXVN)