Ngày 25/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo “Quy trình thu gom và tái chế phế liệu nhựa PET”, do Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Chất dẻo và Đào tạo (thuộc Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam Vinaplast) và Trung tâm Kỹ thuật Nhựa cao su và đào tạo quản lý năng lượng tổ chức.
Hội thảo nhằm cập nhật tình hình về thị trường sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nhựa cũng như đề xuất những giải pháp về ngành nhựa trong thời gian tới.
Ông Đào Duy Kha, Phó Tổng Giám đốc Vinaplast, cho biết, trong hơn 10 năm qua, ngành nhựa Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao đóng vai trò trong sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm nhựa hầu như phải nhập khẩu từ 80 - 85%, do ngành hóa dầu trong nước chưa đủ phát triển để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp. Việc giá dầu lên xuống thất thường đã ảnh ảnh hưởng lớn đến ngành nhựa đang chịu những khó khăn chồng chất do ảnh hưởng của tác dụng kép việc tăng chi phí năng lượng gia công và việc tăng giá nhựa nguyên liệu đầu vào.
Để giải quyết khó khăn trước mắt, các doanh nghiệp cho biết đang thực hiện phương hướng giải quyết, hướng đến sử dụng nguồn “năng lượng xanh”, nhằm tiết kiệm năng lượng và nguyên nhiên vật liệu. Ngoài ra, còn đưa vào sử dụng “vật liệu mới” với tính năng ưu việt hoặc chọn phương án “tái chế phế liệu” với những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
Tại hội thảo, các doanh nghiệp quan tâm đến phương án tái chế phế liệu, phổ biến nhất là nhựa PET. Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam , hàng năm, bình quân một người Việt sử dụng khoảng trên 40kg nhựa. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh, lượng nhu cầu sử dụng thuộc hàng cao nhất với trung bình mỗi năm khoảng 500.000 tấn. Trong đó, nhựa PET được sử dụng khoảng 10% trong tổng số lượng nhựa tiêu thụ.
Nhựa PET được phân loại, thu gom, làm sạch sau đó được đưa vào quy trình tái chế. PET đã tái chế phần lớn được pha trộn thêm với nhựa chính phẩm để chế tạo các loại chai không dùng đựng thực phẩm như chai hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc dùng chế tạo tơ sợi…/.
Hội thảo nhằm cập nhật tình hình về thị trường sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nhựa cũng như đề xuất những giải pháp về ngành nhựa trong thời gian tới.
Ông Đào Duy Kha, Phó Tổng Giám đốc Vinaplast, cho biết, trong hơn 10 năm qua, ngành nhựa Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao đóng vai trò trong sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm nhựa hầu như phải nhập khẩu từ 80 - 85%, do ngành hóa dầu trong nước chưa đủ phát triển để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp. Việc giá dầu lên xuống thất thường đã ảnh ảnh hưởng lớn đến ngành nhựa đang chịu những khó khăn chồng chất do ảnh hưởng của tác dụng kép việc tăng chi phí năng lượng gia công và việc tăng giá nhựa nguyên liệu đầu vào.
Để giải quyết khó khăn trước mắt, các doanh nghiệp cho biết đang thực hiện phương hướng giải quyết, hướng đến sử dụng nguồn “năng lượng xanh”, nhằm tiết kiệm năng lượng và nguyên nhiên vật liệu. Ngoài ra, còn đưa vào sử dụng “vật liệu mới” với tính năng ưu việt hoặc chọn phương án “tái chế phế liệu” với những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
Tại hội thảo, các doanh nghiệp quan tâm đến phương án tái chế phế liệu, phổ biến nhất là nhựa PET. Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam , hàng năm, bình quân một người Việt sử dụng khoảng trên 40kg nhựa. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh, lượng nhu cầu sử dụng thuộc hàng cao nhất với trung bình mỗi năm khoảng 500.000 tấn. Trong đó, nhựa PET được sử dụng khoảng 10% trong tổng số lượng nhựa tiêu thụ.
Nhựa PET được phân loại, thu gom, làm sạch sau đó được đưa vào quy trình tái chế. PET đã tái chế phần lớn được pha trộn thêm với nhựa chính phẩm để chế tạo các loại chai không dùng đựng thực phẩm như chai hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc dùng chế tạo tơ sợi…/.
Gia Thuận (TTXVN)