Sáng nay, hơn 1 triệu học sinh cả nước thi môn đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông là môn ngữ văn.
Theo ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề thi môn văn năm nay vẫn ra theo hướng đề mở giống năm ngoái nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo của thí sinh.
Cũng theo ông Nghĩa, là đề mở nhưng thí sinh không nên quá lo lắng về cách chấm thi vì Bộ có quy định biểu điểm linh hoạt. Bên cạnh đó, trước khi chấm chính thức, mỗi hội đồng thi phải chấm thử 15 bài, sau đó họp lại để thống nhất biểu điểm chấm. Trong các trường hợp hội đồng chấm không thống nhất được thì sẽ báo cáo lên Bộ.
Theo số liệu thống kê của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay cả nước có trên một triệu thí sinh dự thi tại 1.233 cụm với trên 44.000 phòng thi. Tổng số cán bộ coi thi được huy động là gần 128.700 người.
Điểm mới của kỳ thi năm nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ giảm lực lượng thanh tra Bộ từ 9.000 người năm 2009 xuống còn khoảng 600 người đồng thời tăng cường lực lượng thanh tra của các sở. Bên cạnh đó, năm nay thí sinh phải thi tới bốn môn tự luận là văn, toán, lịch sử và địa lý, trong đó lịch sử và địa lý là hai môn có tính học thuộc nên nhiều thí sinh lo lắng.
Ngoài ra, Bộ tiếp tục tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo cụm. Do đó, vấn đề đi lại của thí sinh được Bộ cũng như các sở giáo dục và đào tạo đặc biệt chú trọng, nhất là các tỉnh miền núi. Để đảm bảo thí sinh đến điểm thi an toàn, đúng giờ, nhiều nơi đã tổ chức cho thí sinh đi tập trung.
Tại Hà Giang, do nhiều đồi núi, sông suối chia cắt, phức tạp, nên ở những điểm xa, nhà trường đã tổ chức cho thí sinh đến điểm thi từ chiều qua bằng ô tô. Tại Gia Lai, dù đường xá thuận lợi hơn do địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng nhưng ông Trịnh Đào Chiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này cho biết, nhiều nơi phụ huynh cũng thuê xe đưa con em đến điểm thi.
Khác với khu vực miền núi, thách thức của thí sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại là hệ thống kênh rạch chằng chịt. Để khắc phục tình trạng này, ông Thái Văn Long, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh đã huy động công an địa phương tổ chức bến bãi, phân tuyến các phương tiện thuyền, đò. Đò chở học sinh đi thi sẽ được ưu tiên để di chuyển thuận lợi, nhanh chóng.
Tình trạng cắt điện luân phiên, đặc biệt ở khu vực nông thôn cũng khiến không ít học sinh, phụ huynh lo lắng khi kỳ thi gần kề. Tuy nhiên, ở hầu hết các địa phương, công ty điện lực tỉnh đã cập nhật danh sách các địa điểm thi để đảm bảo ưu tiên cung ứng điện cho thí sinh làm bài.
Là địa phương có lượng thí sinh lớn nhất cả nước, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng cung cấp danh sách các địa điểm thi cho Công ty Điện lực Hà Nội để có kế hoạch đảm bảo điện trên các địa bàn có hội đồng thi trong ngày 2 - 4/6. Bên cạnh đó, Sở cũng yêu cầu các trường cần chủ động trong các tình huống mất điện đột xuất. Theo đó, 100% các hội đồng thi phải có máy phát điện./.
Theo ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề thi môn văn năm nay vẫn ra theo hướng đề mở giống năm ngoái nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo của thí sinh.
Cũng theo ông Nghĩa, là đề mở nhưng thí sinh không nên quá lo lắng về cách chấm thi vì Bộ có quy định biểu điểm linh hoạt. Bên cạnh đó, trước khi chấm chính thức, mỗi hội đồng thi phải chấm thử 15 bài, sau đó họp lại để thống nhất biểu điểm chấm. Trong các trường hợp hội đồng chấm không thống nhất được thì sẽ báo cáo lên Bộ.
Theo số liệu thống kê của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay cả nước có trên một triệu thí sinh dự thi tại 1.233 cụm với trên 44.000 phòng thi. Tổng số cán bộ coi thi được huy động là gần 128.700 người.
Điểm mới của kỳ thi năm nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ giảm lực lượng thanh tra Bộ từ 9.000 người năm 2009 xuống còn khoảng 600 người đồng thời tăng cường lực lượng thanh tra của các sở. Bên cạnh đó, năm nay thí sinh phải thi tới bốn môn tự luận là văn, toán, lịch sử và địa lý, trong đó lịch sử và địa lý là hai môn có tính học thuộc nên nhiều thí sinh lo lắng.
Ngoài ra, Bộ tiếp tục tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo cụm. Do đó, vấn đề đi lại của thí sinh được Bộ cũng như các sở giáo dục và đào tạo đặc biệt chú trọng, nhất là các tỉnh miền núi. Để đảm bảo thí sinh đến điểm thi an toàn, đúng giờ, nhiều nơi đã tổ chức cho thí sinh đi tập trung.
Tại Hà Giang, do nhiều đồi núi, sông suối chia cắt, phức tạp, nên ở những điểm xa, nhà trường đã tổ chức cho thí sinh đến điểm thi từ chiều qua bằng ô tô. Tại Gia Lai, dù đường xá thuận lợi hơn do địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng nhưng ông Trịnh Đào Chiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này cho biết, nhiều nơi phụ huynh cũng thuê xe đưa con em đến điểm thi.
Khác với khu vực miền núi, thách thức của thí sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại là hệ thống kênh rạch chằng chịt. Để khắc phục tình trạng này, ông Thái Văn Long, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh đã huy động công an địa phương tổ chức bến bãi, phân tuyến các phương tiện thuyền, đò. Đò chở học sinh đi thi sẽ được ưu tiên để di chuyển thuận lợi, nhanh chóng.
Tình trạng cắt điện luân phiên, đặc biệt ở khu vực nông thôn cũng khiến không ít học sinh, phụ huynh lo lắng khi kỳ thi gần kề. Tuy nhiên, ở hầu hết các địa phương, công ty điện lực tỉnh đã cập nhật danh sách các địa điểm thi để đảm bảo ưu tiên cung ứng điện cho thí sinh làm bài.
Là địa phương có lượng thí sinh lớn nhất cả nước, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng cung cấp danh sách các địa điểm thi cho Công ty Điện lực Hà Nội để có kế hoạch đảm bảo điện trên các địa bàn có hội đồng thi trong ngày 2 - 4/6. Bên cạnh đó, Sở cũng yêu cầu các trường cần chủ động trong các tình huống mất điện đột xuất. Theo đó, 100% các hội đồng thi phải có máy phát điện./.
(Phạm Mai/Vietnam+)