Quốc hội Kuwait vừa thông qua kế hoạch phát triển kinh tế, cho phép chính phủ chi tới 30 tỷ dinar (khoảng 104 tỷ USD) cho các dự án khổng lồ trong 4 năm tới.
Mục tiêu cuối cùng của kế hoạch là giúp Kuwait trở thành một trung tâm tài chính và thương mại khu vực, giúp giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế nước này vào các nguồn thu từ dầu mỏ, hiện chiếm tới 94% tổng thu ngân sách quốc gia.
Kế hoạch trên cũng kêu gọi tăng công suất sản xuất của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và hiện đại hóa các cơ sở sản xuất dầu.
Ban đầu, kế hoạch giai đoạn 2010-2014 dự kiến khoản chi lên tới 129 tỷ USD, song Phó Thủ tướng Kuwait Sheikh Ahmad Fahad al-Sabah nói con số này chỉ là "ước tính" và nó đã được điều chỉnh cho phù hợp với các nhu cầu thực tế.
Kế hoạch, được coi là đầu tiền thuộc loại này kể từ năm 1986, bao gồm các dự án như phát triển trung tâm kinh doanh mới Silk City với kinh phí ước gần 80 tỷ USD; một cảng côngtennơ lớn; hệ thống đường sắt và xe điện ngầm, các thành phố mới khác, cũng như chương trình chi bổ sung cho cơ sở hạ tầng, nhất là trong lĩnh vực y tế và giáo dục.
Chính phủ Kuwait cũng thông qua kế hoạch này nhằm mục tiêu thúc đẩy vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế đất nước, hiện do khu vực công nắm giữ gần 2/3.
Kế hoạch trên được thông qua một ngày sau khi Chính phủ thống nhất khoản chi mua sắm trang thiết bị gần 17 tỷ USD trong năm đầu tiên của kế hoạch. Nhờ giá dầu cao, Kuwait đã tích trữ được lượng tài sản và ngoại tệ lớn trong thập kỷ qua, ước trị giá 230 tỷ USD và chủ yếu nằm ở nước ngoài.
Trong một diễn biến khác, Quốc hộ Kuwait ngày 2/2 cũng thông quyết định thành lập Cơ quan Quản lý Thị trường Vốn để quản lý và giám sát Thị trường Chứng khoán Kuwait (KSE) nhằm thúc đẩy tính minh bạch tại thị trường lớn thứ hai thế giới Arập này.
Cơ quan Quản lý Thị trường Vốn gồm 5 thành viên, có nhiệm vụ đảm bảo tính minh bạch tuyệt đối và ngăn chặn tình trạng giao dịch nội gián cũng như nạn lừa đảo và các giao dịch bất hợp pháp khác.
KSE hiện có tổng giá trị vốn hơn 100 tỷ USD, với hơn 200 công ty trong nước và nước ngoài đăng ký niêm yết cổ phiếu./.
Mục tiêu cuối cùng của kế hoạch là giúp Kuwait trở thành một trung tâm tài chính và thương mại khu vực, giúp giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế nước này vào các nguồn thu từ dầu mỏ, hiện chiếm tới 94% tổng thu ngân sách quốc gia.
Kế hoạch trên cũng kêu gọi tăng công suất sản xuất của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và hiện đại hóa các cơ sở sản xuất dầu.
Ban đầu, kế hoạch giai đoạn 2010-2014 dự kiến khoản chi lên tới 129 tỷ USD, song Phó Thủ tướng Kuwait Sheikh Ahmad Fahad al-Sabah nói con số này chỉ là "ước tính" và nó đã được điều chỉnh cho phù hợp với các nhu cầu thực tế.
Kế hoạch, được coi là đầu tiền thuộc loại này kể từ năm 1986, bao gồm các dự án như phát triển trung tâm kinh doanh mới Silk City với kinh phí ước gần 80 tỷ USD; một cảng côngtennơ lớn; hệ thống đường sắt và xe điện ngầm, các thành phố mới khác, cũng như chương trình chi bổ sung cho cơ sở hạ tầng, nhất là trong lĩnh vực y tế và giáo dục.
Chính phủ Kuwait cũng thông qua kế hoạch này nhằm mục tiêu thúc đẩy vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế đất nước, hiện do khu vực công nắm giữ gần 2/3.
Kế hoạch trên được thông qua một ngày sau khi Chính phủ thống nhất khoản chi mua sắm trang thiết bị gần 17 tỷ USD trong năm đầu tiên của kế hoạch. Nhờ giá dầu cao, Kuwait đã tích trữ được lượng tài sản và ngoại tệ lớn trong thập kỷ qua, ước trị giá 230 tỷ USD và chủ yếu nằm ở nước ngoài.
Trong một diễn biến khác, Quốc hộ Kuwait ngày 2/2 cũng thông quyết định thành lập Cơ quan Quản lý Thị trường Vốn để quản lý và giám sát Thị trường Chứng khoán Kuwait (KSE) nhằm thúc đẩy tính minh bạch tại thị trường lớn thứ hai thế giới Arập này.
Cơ quan Quản lý Thị trường Vốn gồm 5 thành viên, có nhiệm vụ đảm bảo tính minh bạch tuyệt đối và ngăn chặn tình trạng giao dịch nội gián cũng như nạn lừa đảo và các giao dịch bất hợp pháp khác.
KSE hiện có tổng giá trị vốn hơn 100 tỷ USD, với hơn 200 công ty trong nước và nước ngoài đăng ký niêm yết cổ phiếu./.
Nguyễn Trường (Vietnam+)