Theo Hội Bảo vệ quyền trẻ em, trên 1.755 tỷ đồng sẽ được đầu tư cho Chương trình quốc gia Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015, với sự tham gia của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội phối hợp với 7 bộ ngành khác.
Trong số này, nguồn ngân sách từ Trung ương chiếm 913,5 tỷ, ngân sách địa phương 742 tỷ đồng và 100 tỷ đồng còn lại được huy động từ các tổ chức quốc tế.
Mục tiêu của dự án là tạo dựng được môi trường sống mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ, trong đó ưu tiên nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhóm trẻ em có nguy cơ cao. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em bị tổn hại, tạo cơ hội để các em tái hòa nhập cộng đồng...
Dự án dự kiến giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5 % so với tổng số trẻ em; 50% tỉnh, thành phố xây dựng được hệ thống bảo vệ trẻ em, trong đó có trung tâm công tác xã hội trẻ em, văn phòng tư vấn, điểm tư vấn, mạng lưới cộng tác viên, nhóm trẻ nòng cốt và hoạt động có hiệu quả.
Dự án này bao gồm 6 dự án nhỏ khác nhau như dự án truyền thông, giáo dục, vận động xã hội; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ và cộng tác viên; xây dựng và mở rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống luật pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em...
Trong thời gian qua, tình trạng bạo hành trẻ em xảy ra ngày càng nhiều và có chiều hướng ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hệ thống tổ chức bảo vệ chăm sóc trẻ em chậm được củng cố.
Cụ thể, trước năm 2007, cả nước có khoảng 160.000 cộng tác viên làm công tác bảo vệ trẻ em ở cấp thôn bản nhưng hiện chỉ còn trên 7.000 người. Ở cấp xã trước đây, nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em do cán bộ dân số - gia đình và trẻ em đảm nhận. Tuy nhiên, sau khi bộ phận này giải thể thì hiện công tác này do cán bộ phụ trách vấn đề lao động – thương binh và xã hội kiêm nhiệm, công việc vừa mới mẻ vừa quá tải nên hiệu quả chưa cao.
Ở cấp huyện, khi có ủy ban dân số - gia đình và trẻ em với số lượng từ 7- 9 cán bộ, trong đó có ít nhất là 2 cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nhưng khi chuyển về ngành lao động – thương binh và xã thì chưa có cán bộ chuyên trách và thường phải kiêm nhiệm.
Cấp tỉnh, trước năm 2007, có từ 5 đến 7 cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em thì này chỉ còn 3 - 4 người.
Khi đi vào hoạt động, Dự án Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 dự kiến sẽ kiện toàn đội ngũ cán bộ từ cấp xã đến cấp tỉnh về lĩnh vực này. Theo đó, cấp huyện có ít nhất hai cán bộ công chức chuyên trách, mỗi xã có một người hoạt động không chuyên trách về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em. Ngoài ra, dự án cũng xây dựng đội ngũ cộng tác viên thôn, bình quân mỗi thôn bản có 5 - 7 người tùy theo quy mô dân số./.
Trong số này, nguồn ngân sách từ Trung ương chiếm 913,5 tỷ, ngân sách địa phương 742 tỷ đồng và 100 tỷ đồng còn lại được huy động từ các tổ chức quốc tế.
Mục tiêu của dự án là tạo dựng được môi trường sống mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ, trong đó ưu tiên nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhóm trẻ em có nguy cơ cao. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em bị tổn hại, tạo cơ hội để các em tái hòa nhập cộng đồng...
Dự án dự kiến giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5 % so với tổng số trẻ em; 50% tỉnh, thành phố xây dựng được hệ thống bảo vệ trẻ em, trong đó có trung tâm công tác xã hội trẻ em, văn phòng tư vấn, điểm tư vấn, mạng lưới cộng tác viên, nhóm trẻ nòng cốt và hoạt động có hiệu quả.
Dự án này bao gồm 6 dự án nhỏ khác nhau như dự án truyền thông, giáo dục, vận động xã hội; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ và cộng tác viên; xây dựng và mở rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống luật pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em...
Trong thời gian qua, tình trạng bạo hành trẻ em xảy ra ngày càng nhiều và có chiều hướng ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hệ thống tổ chức bảo vệ chăm sóc trẻ em chậm được củng cố.
Cụ thể, trước năm 2007, cả nước có khoảng 160.000 cộng tác viên làm công tác bảo vệ trẻ em ở cấp thôn bản nhưng hiện chỉ còn trên 7.000 người. Ở cấp xã trước đây, nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em do cán bộ dân số - gia đình và trẻ em đảm nhận. Tuy nhiên, sau khi bộ phận này giải thể thì hiện công tác này do cán bộ phụ trách vấn đề lao động – thương binh và xã hội kiêm nhiệm, công việc vừa mới mẻ vừa quá tải nên hiệu quả chưa cao.
Ở cấp huyện, khi có ủy ban dân số - gia đình và trẻ em với số lượng từ 7- 9 cán bộ, trong đó có ít nhất là 2 cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nhưng khi chuyển về ngành lao động – thương binh và xã thì chưa có cán bộ chuyên trách và thường phải kiêm nhiệm.
Cấp tỉnh, trước năm 2007, có từ 5 đến 7 cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em thì này chỉ còn 3 - 4 người.
Khi đi vào hoạt động, Dự án Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 dự kiến sẽ kiện toàn đội ngũ cán bộ từ cấp xã đến cấp tỉnh về lĩnh vực này. Theo đó, cấp huyện có ít nhất hai cán bộ công chức chuyên trách, mỗi xã có một người hoạt động không chuyên trách về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em. Ngoài ra, dự án cũng xây dựng đội ngũ cộng tác viên thôn, bình quân mỗi thôn bản có 5 - 7 người tùy theo quy mô dân số./.
Phạm Mai (Vietnam+)