Ngày 21/2, tỉnh Thừa Thiên-Huế khởi công xây dựng hệ thống cấp nước sạch các xã đông phá Tam Giang-Cầu Hai, giai đoạn 2, với tổng mức đầu tư hơn 40 tỷ đồng.
Trong số vốn trên, vốn ngân sách cấp gần 25 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên-Huế (HueWACO). Dự kiến công trình hoàn thành vào tháng Tư năm nay.
Để thực hiện dự án này, HueWACO phải thi công đường ống ngầm vượt phá Tam Giang, với chiều dài hơn 4km, nối từ thôn Đuồi xã Vinh Hà đến chân đầm cầu Hai (Phú Lộc). Đây là lần thứ tư, HueWACO thi công tuyến ống ngầm vượt phá, để cấp nước sạch cho người dân năm xã vùng khu 3 của huyện Phú Lộc và năm xã: Vinh Hà, Vinh Phú, Vinh Thái, Vinh Thanh, Vinh An của huyện Phú Vang. Sau khi hoàn thành công trình, có tới 20.200 hộ dân với 111.400 nhân khẩu trong vùng được hưởng lợi.
Ông Trương Công Nam, Giám đốc HueWACO cho biết để thi công đường ống ngầm vượt phá Tam Giang, Công ty đã dùng ba tàu cuốc với các thiết bị được cải tiến để hỗ trợ thi công, chôn ngầm đường ống dẫn nước sâu 1,2m dưới đáy phá, với tầng nước sâu từ 1-7m. Riêng các mối nối trước, trong và sau khi lắp đặt cho đường ống, được thực hiện phương pháp đấu nối bằng máy hàn gia nhiệt trên bờ thành từng đoạn dài 60m, giảm tối đa số mối nối, đảm bảo an toàn, bền vững cho đường ống.
Bên cạnh đó, Công ty đã nghiên cứu, sản xuất thành công rùa bằng bê tông hình chữ U (trọng lượng 70kg/chiếc, cự ly 2,0m/chiếc), néo cột ống bằng dây chao, không bị mục để chắn ống, nhằm chống lực đẩy nổi, để cố định đường ống dưới đáy đầm phá.
Điểm mới mang tính đột phá của dự án này là sử dụng ống nhựa chất lượng cao (loại ống nhựa siêu bền HDPE) thay cho các loại ống gang, thép truyền thống.
Ống nhựa sẽ tránh được vấn đề ăn mòn đường ống trong điều kiện thi công ngầm ở đầm phá, tiếp xúc với nguồn nước có độ mặn cao. Việc thi công theo phương pháp nói trên đã tạo ra hướng thi công hệ thống cấp nước đối với các vùng dân cư biệt lập, cách trở bởi hệ thống sông ngòi, đầm phá, vùng biển, hải đảo…
Thi công ống ngầm, đưa nước sạch vượt phá Tam Giang cũng là giải pháp kỹ thuật mới, lần đầu tiên được áp dụng và phổ biến đối với ngành cấp nước Việt Nam./.
Trong số vốn trên, vốn ngân sách cấp gần 25 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên-Huế (HueWACO). Dự kiến công trình hoàn thành vào tháng Tư năm nay.
Để thực hiện dự án này, HueWACO phải thi công đường ống ngầm vượt phá Tam Giang, với chiều dài hơn 4km, nối từ thôn Đuồi xã Vinh Hà đến chân đầm cầu Hai (Phú Lộc). Đây là lần thứ tư, HueWACO thi công tuyến ống ngầm vượt phá, để cấp nước sạch cho người dân năm xã vùng khu 3 của huyện Phú Lộc và năm xã: Vinh Hà, Vinh Phú, Vinh Thái, Vinh Thanh, Vinh An của huyện Phú Vang. Sau khi hoàn thành công trình, có tới 20.200 hộ dân với 111.400 nhân khẩu trong vùng được hưởng lợi.
Ông Trương Công Nam, Giám đốc HueWACO cho biết để thi công đường ống ngầm vượt phá Tam Giang, Công ty đã dùng ba tàu cuốc với các thiết bị được cải tiến để hỗ trợ thi công, chôn ngầm đường ống dẫn nước sâu 1,2m dưới đáy phá, với tầng nước sâu từ 1-7m. Riêng các mối nối trước, trong và sau khi lắp đặt cho đường ống, được thực hiện phương pháp đấu nối bằng máy hàn gia nhiệt trên bờ thành từng đoạn dài 60m, giảm tối đa số mối nối, đảm bảo an toàn, bền vững cho đường ống.
Bên cạnh đó, Công ty đã nghiên cứu, sản xuất thành công rùa bằng bê tông hình chữ U (trọng lượng 70kg/chiếc, cự ly 2,0m/chiếc), néo cột ống bằng dây chao, không bị mục để chắn ống, nhằm chống lực đẩy nổi, để cố định đường ống dưới đáy đầm phá.
Điểm mới mang tính đột phá của dự án này là sử dụng ống nhựa chất lượng cao (loại ống nhựa siêu bền HDPE) thay cho các loại ống gang, thép truyền thống.
Ống nhựa sẽ tránh được vấn đề ăn mòn đường ống trong điều kiện thi công ngầm ở đầm phá, tiếp xúc với nguồn nước có độ mặn cao. Việc thi công theo phương pháp nói trên đã tạo ra hướng thi công hệ thống cấp nước đối với các vùng dân cư biệt lập, cách trở bởi hệ thống sông ngòi, đầm phá, vùng biển, hải đảo…
Thi công ống ngầm, đưa nước sạch vượt phá Tam Giang cũng là giải pháp kỹ thuật mới, lần đầu tiên được áp dụng và phổ biến đối với ngành cấp nước Việt Nam./.
Quốc Việt (TTXVN)