Theo thông tin mới nhất từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) tính đến giữa tháng 10, cả nước ghi nhận 42.181 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 44 trường hợp tử vong.
Ông Trần Thanh Dương-Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, so với cùng kỳ năm 2010, số mắc và tử vong đều giảm, không ghi nhận những ổ dịch lớn.
Một số tỉnh, thành phố có số trường hợp mắc bệnh tăng so với cùng kỳ năm 2010 là Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bạc Liêu, Hà Nội, Bình Thuận.
Ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hai tháng gần đây cho thấy số trường hợp mắc sốt xuất huyết nhập viện gia tăng.
Ông Nguyễn Văn Kính-Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, mỗi ngày tại bệnh viện có từ 3-4 ca sốt xuất huyết thể nặng nhập viện. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã điều trị cho hơn 600 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thể nặng, tuy nhiên chưa có ca nào tử vong.
Các ca sốt xuất huyết thể nặng được đưa đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị thường do các tỉnh chuyển về; trên địa bàn Hà Nội cũng có các bệnh nhân ở Phương Mai, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng…
Ông Dương cho hay, sốt xuất huyết là bệnh tăng có tính chu kỳ. Trong những năm 1998-2007, bệnh chủ yếu xảy ra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm đến 80-90%). Số trường hợp mắc trung bình là 100.000 trường hợp/năm, số tử vong trung bình 90-100 trường hợp/năm.
Tuy nhiên thời điểm từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm mùa dịch nên bệnh diễn biến phức tạp và vẫn có nguy cơ bùng phát, vì vậy công tác chủ động phòng chống sốt xuất huyết tại các cơ sở y tế, tại từng hộ gia đình là rất quan trọng.
Theo các chuyên gia dịch tễ, nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh sốt xuất huyết là do bệnh chưa có vắcxin và thuốc điều trị đặc hiệu. Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến phức tạp khiến cho mật độ muỗi phát sinh nhiều làm bệnh lây lan nhanh hơn.
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, hiện nay, để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hiệu quả thì người dân cần thực hiện các biện pháp dự phòng, đặc biệt là diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy để giảm tác nhân truyền bệnh là rất quan trọng.
Để tránh bị muỗi đốt, truyền bệnh sốt xuất huyết, từng cá nhân, hộ gia đình cần ngủ màn (kể cả ban ngày), mặc quần áo dài để tránh muỗi đốt.
Khi phát hiện có người bị sốt cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời./.
Ông Trần Thanh Dương-Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, so với cùng kỳ năm 2010, số mắc và tử vong đều giảm, không ghi nhận những ổ dịch lớn.
Một số tỉnh, thành phố có số trường hợp mắc bệnh tăng so với cùng kỳ năm 2010 là Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bạc Liêu, Hà Nội, Bình Thuận.
Ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hai tháng gần đây cho thấy số trường hợp mắc sốt xuất huyết nhập viện gia tăng.
Ông Nguyễn Văn Kính-Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, mỗi ngày tại bệnh viện có từ 3-4 ca sốt xuất huyết thể nặng nhập viện. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã điều trị cho hơn 600 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thể nặng, tuy nhiên chưa có ca nào tử vong.
Các ca sốt xuất huyết thể nặng được đưa đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị thường do các tỉnh chuyển về; trên địa bàn Hà Nội cũng có các bệnh nhân ở Phương Mai, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng…
Ông Dương cho hay, sốt xuất huyết là bệnh tăng có tính chu kỳ. Trong những năm 1998-2007, bệnh chủ yếu xảy ra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm đến 80-90%). Số trường hợp mắc trung bình là 100.000 trường hợp/năm, số tử vong trung bình 90-100 trường hợp/năm.
Tuy nhiên thời điểm từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm mùa dịch nên bệnh diễn biến phức tạp và vẫn có nguy cơ bùng phát, vì vậy công tác chủ động phòng chống sốt xuất huyết tại các cơ sở y tế, tại từng hộ gia đình là rất quan trọng.
Theo các chuyên gia dịch tễ, nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh sốt xuất huyết là do bệnh chưa có vắcxin và thuốc điều trị đặc hiệu. Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến phức tạp khiến cho mật độ muỗi phát sinh nhiều làm bệnh lây lan nhanh hơn.
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, hiện nay, để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hiệu quả thì người dân cần thực hiện các biện pháp dự phòng, đặc biệt là diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy để giảm tác nhân truyền bệnh là rất quan trọng.
Để tránh bị muỗi đốt, truyền bệnh sốt xuất huyết, từng cá nhân, hộ gia đình cần ngủ màn (kể cả ban ngày), mặc quần áo dài để tránh muỗi đốt.
Khi phát hiện có người bị sốt cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời./.
Thùy Giang (Vietnam+)