Mở đầu Năm du lịch quốc gia 2012 với chủ đề "Huế-Kinh đô cổ-Trải nghiệm mới," Thừa Thiên-Huế đặt mục tiêu đón 2 đến 2,5 triệu lượt khách du lịch đến tham quan Cố đô Huế, trong đó có 40 đến 45% là khách nước ngoài, tạo tăng trưởng du lịch 25% và đóng góp 46 đến 48% GDP toàn tỉnh.
Trong 2 ngày đầu năm mới 1-2/1/2012, mặc dù thời tiết mưa phùn và giá lạnh, nhưng các điểm tham quan thuộc quần thể di tích Cố đô Huế đã đón hơn 5.000 lượt du khách đến tham quan; trong đó, có hơn 3.200 lượt khách nước ngoài, đây là tín hiệu tốt lành cho ngành du lịch Thừa Thiên-Huế đầu năm mới.
Khu phố Tây ở Huế (các tuyến đường Chu Văn An, Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, Võ Thị Sáu...) trong ngày đầu năm nhộn nhịp hẳn khi có tới hàng ngàn du khách nước ngoài đến Huế du lịch đã tập trung tại các nhà hàng, quán bar để cùng chào đón năm mới. Phong cảnh tuyệt đẹp, con người luôn thân thiện, mến khách là những cảm nhận của hầu hết du khách khi đến Huế.
Trong năm du lịch quốc gia 2012, Thừa Thiên-Huế triển khai hai mươi sự kiện lớn xuyên suốt cả năm, với 11 sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, chín sự kiện do tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức, tập trung chủ yếu vào thời điểm đầu năm, mùa du lịch hè và các tháng cuối năm. Năm du lịch di sản 2012 được coi là sự tiếp nối chiến lược phát triển du lịch các tỉnh miền Trung, đẩy mạnh liên kết vùng và tăng cường nguồn thu du lịch. Thừa Thiên-Huế tập trung khai thác các sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh cao và mới, có sức hút đối với khách du lịch nội địa và quốc tế trong năm 2012.
Ðến với Huế trong Năm du lịch quốc gia 2012, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tà áo dài Việt Nam thướt tha trong chương trình "Duyên dáng Việt Nam" (24, 25/3), được thưởng thức hương vị riêng cuốn hút của "Liên hoan ẩm thực miền trung" (30/4 đến 1/5), được say sưa ngân nga theo những giai điệu của "Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam" (5/2012), được hòa theo cảm xúc từ những tình huống độc đáo trong "Liên hoan sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc" (7/2012), phiêu diêu tự tại trong cảm xúc linh thiêng của Lễ hội Phật đản và Lễ hội hoa đăng Huế" (4 đến 6/5) hay trải nghiệm "Lễ hội sóng nước Tam Giang" (5/2012),...
Trong chuỗi những sự kiện diễn ra từ đầu đến cuối năm, Festival Huế 2012 được coi là điểm nhấn của Năm du lịch quốc gia Bắc Trung Bộ. Với chủ đề: "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển", Festival Huế sẽ chính thức diễn ra trong chín ngày, từ ngày 7 đến 15/4, hội tụ nhiều hoạt động độc đáo, đa mầu sắc như: Ðêm Hoàng cung, Lễ Tế giao, Lễ hội Trống và nhạc cụ gõ "Âm vang hào khí Việt"...
Bên cạnh đó, những sản phẩm đặc thù của các địa phương trong tỉnh được tập trung khai thác tốt như Lễ Vật làng Sình, làng Thủ Lễ. Thừa Thiên-Huế còn chú trọng phát triển du lịch tâm linh với hệ thống chùa, thiền viện Trúc Lâm-Bạch Mã, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân công chúa, Ðiện Huệ Nam...
Tỉnh phát triển hình thức du lịch kết hợp chữa bệnh tại các khu suối khoáng Thanh Tân, Mỹ An...; khai thác sản phẩm du lịch dựa trên quá trình trình diễn sản xuất, trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống tại các làng cổ: Phước Tích, Bao La, Thanh Tiên, Thủy Thanh...; khám phá loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số và gắn du lịch với nghệ thuật ẩm thực cung đình, dân gian...
Trong đó, tỉnh chú trọng phát huy thế mạnh du lịch biển, đầm phá thành những dòng sản phẩm độc đáo, thu hút, có dấu ấn riêng như: Lễ Cầu ngư, du lịch nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh biển ở phá Tam Giang-Cầu Hai-Thủy Tú-An Cư, biển Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An, Túy Vân...
Trong 2 ngày đầu năm mới 1-2/1/2012, mặc dù thời tiết mưa phùn và giá lạnh, nhưng các điểm tham quan thuộc quần thể di tích Cố đô Huế đã đón hơn 5.000 lượt du khách đến tham quan; trong đó, có hơn 3.200 lượt khách nước ngoài, đây là tín hiệu tốt lành cho ngành du lịch Thừa Thiên-Huế đầu năm mới.
Khu phố Tây ở Huế (các tuyến đường Chu Văn An, Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, Võ Thị Sáu...) trong ngày đầu năm nhộn nhịp hẳn khi có tới hàng ngàn du khách nước ngoài đến Huế du lịch đã tập trung tại các nhà hàng, quán bar để cùng chào đón năm mới. Phong cảnh tuyệt đẹp, con người luôn thân thiện, mến khách là những cảm nhận của hầu hết du khách khi đến Huế.
Trong năm du lịch quốc gia 2012, Thừa Thiên-Huế triển khai hai mươi sự kiện lớn xuyên suốt cả năm, với 11 sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, chín sự kiện do tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức, tập trung chủ yếu vào thời điểm đầu năm, mùa du lịch hè và các tháng cuối năm. Năm du lịch di sản 2012 được coi là sự tiếp nối chiến lược phát triển du lịch các tỉnh miền Trung, đẩy mạnh liên kết vùng và tăng cường nguồn thu du lịch. Thừa Thiên-Huế tập trung khai thác các sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh cao và mới, có sức hút đối với khách du lịch nội địa và quốc tế trong năm 2012.
Ðến với Huế trong Năm du lịch quốc gia 2012, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tà áo dài Việt Nam thướt tha trong chương trình "Duyên dáng Việt Nam" (24, 25/3), được thưởng thức hương vị riêng cuốn hút của "Liên hoan ẩm thực miền trung" (30/4 đến 1/5), được say sưa ngân nga theo những giai điệu của "Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam" (5/2012), được hòa theo cảm xúc từ những tình huống độc đáo trong "Liên hoan sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc" (7/2012), phiêu diêu tự tại trong cảm xúc linh thiêng của Lễ hội Phật đản và Lễ hội hoa đăng Huế" (4 đến 6/5) hay trải nghiệm "Lễ hội sóng nước Tam Giang" (5/2012),...
Trong chuỗi những sự kiện diễn ra từ đầu đến cuối năm, Festival Huế 2012 được coi là điểm nhấn của Năm du lịch quốc gia Bắc Trung Bộ. Với chủ đề: "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển", Festival Huế sẽ chính thức diễn ra trong chín ngày, từ ngày 7 đến 15/4, hội tụ nhiều hoạt động độc đáo, đa mầu sắc như: Ðêm Hoàng cung, Lễ Tế giao, Lễ hội Trống và nhạc cụ gõ "Âm vang hào khí Việt"...
Bên cạnh đó, những sản phẩm đặc thù của các địa phương trong tỉnh được tập trung khai thác tốt như Lễ Vật làng Sình, làng Thủ Lễ. Thừa Thiên-Huế còn chú trọng phát triển du lịch tâm linh với hệ thống chùa, thiền viện Trúc Lâm-Bạch Mã, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân công chúa, Ðiện Huệ Nam...
Tỉnh phát triển hình thức du lịch kết hợp chữa bệnh tại các khu suối khoáng Thanh Tân, Mỹ An...; khai thác sản phẩm du lịch dựa trên quá trình trình diễn sản xuất, trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống tại các làng cổ: Phước Tích, Bao La, Thanh Tiên, Thủy Thanh...; khám phá loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số và gắn du lịch với nghệ thuật ẩm thực cung đình, dân gian...
Trong đó, tỉnh chú trọng phát huy thế mạnh du lịch biển, đầm phá thành những dòng sản phẩm độc đáo, thu hút, có dấu ấn riêng như: Lễ Cầu ngư, du lịch nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh biển ở phá Tam Giang-Cầu Hai-Thủy Tú-An Cư, biển Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An, Túy Vân...
Để chuẩn bị Năm Du lịch quốc gia 2012, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã và đang triển khai, hoàn thành 43 dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch, với tổng số vốn đầu tư là 49.000 tỷ đồng.../.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)