Theo Tổ chức Y tế thế giới mỗi năm khu vực Châu Á Thái Bình Dương có khoảng 77.000 ca tử vong do biến đổi khí hậu gây ra trong đó có Việt Nam. Thông tin trên được Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Y tế) cho biết vào ngày 31/10.
Theo Tổ chức Y tế thế giới sau thiên tai, môi trường sống bị xáo trộn lớn, nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề và đây là một trong những nguyên nhân gây bùng phát các loại dịch bệnh về đường tiêu hóa và các bệnh khác lây lan theo nguồn nước, trong đó có cả bệnh với động vật và con người.
Bên cạnh đó, mực nước biển dâng, nhiệt độ môi trường gia tăng, lượng mưa thay đổi...chính là các yếu tố thuận lợi để một số loại muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết...phát triển mạnh.
Tình hình nước sạch và vệ sinh môi trường ở Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức bởi hiện có khoảng 80% dân số nông thôn vẫn đang sử dụng nước mưa, nước giếng khoan, giếng đào để ăn uống, sinh hoạt.
Những nguồn nước tự nhiên này rất dễ bị tác động bởi bão lũ, hạn hán ngày càng diễn ra thường xuyên, tính chất khắc nghiệt, bất thường hơn trước nhiều lần ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu.
Thảm họa thiên nhiên ngày càng khốc liệt đã góp phần làm kiệt quệ nguồn nước tự nhiên của Việt Nam, làm hư hỏng các công trình cung cấp nước sạch, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng, thậm chí gây mất ổn định an ninh xã hội.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế đã có Kế hoạch "Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế đến năm 2015", trong đó tập trung vào việc triển khai đánh giá nguy cơ sức khỏe quốc gia có liên quan đến hiện tượng biến đổi khí hậu hiện tại và tương lai.
Đồng thời tiến hành các nghiên cứu cơ bản giữa mối liên quan giữa biến đổi khí hậu và sức khỏe con người; xây dựng và điều chỉnh các chiến lược, chính sách nhằm giảm nhẹ nguy cơ do biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, ngành y tế tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường tốt, thực hiện các giải pháp về công nghệ, trang thiết bị trong dự phòng và điều trị các bệnh do biến đổi khí hậu gây ra; các giải pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm qua đường nước, truyền qua vật chủ trung gian...
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân gia tăng bệnh truyền nhiễm bởi biến đổi khí hậu, sự phát sinh, phát triển bệnh truyền nhiễm là một quá trình có liên quan với nhau thông qua nhiều cơ chế, đặc biệt là với nước thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai như Việt Nam.
Theo Tổ chức Y tế thế giới khu vực châu Á- Thái Bình Dương, sự gia tăng của nhiệt độ môi trường tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, nhất là với người già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh.
Tình trạng nóng lên của trái đất làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học con người.
Việt Nam là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Mekong bị ngập nặng nhất.
Biến đổi khí hậu thực sự đã làm thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp ở Việt Nam, hậu quả của biến đổi khí hậu rất nghiêm trọng.../.
Theo Tổ chức Y tế thế giới sau thiên tai, môi trường sống bị xáo trộn lớn, nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề và đây là một trong những nguyên nhân gây bùng phát các loại dịch bệnh về đường tiêu hóa và các bệnh khác lây lan theo nguồn nước, trong đó có cả bệnh với động vật và con người.
Bên cạnh đó, mực nước biển dâng, nhiệt độ môi trường gia tăng, lượng mưa thay đổi...chính là các yếu tố thuận lợi để một số loại muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết...phát triển mạnh.
Tình hình nước sạch và vệ sinh môi trường ở Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức bởi hiện có khoảng 80% dân số nông thôn vẫn đang sử dụng nước mưa, nước giếng khoan, giếng đào để ăn uống, sinh hoạt.
Những nguồn nước tự nhiên này rất dễ bị tác động bởi bão lũ, hạn hán ngày càng diễn ra thường xuyên, tính chất khắc nghiệt, bất thường hơn trước nhiều lần ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu.
Thảm họa thiên nhiên ngày càng khốc liệt đã góp phần làm kiệt quệ nguồn nước tự nhiên của Việt Nam, làm hư hỏng các công trình cung cấp nước sạch, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng, thậm chí gây mất ổn định an ninh xã hội.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế đã có Kế hoạch "Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế đến năm 2015", trong đó tập trung vào việc triển khai đánh giá nguy cơ sức khỏe quốc gia có liên quan đến hiện tượng biến đổi khí hậu hiện tại và tương lai.
Đồng thời tiến hành các nghiên cứu cơ bản giữa mối liên quan giữa biến đổi khí hậu và sức khỏe con người; xây dựng và điều chỉnh các chiến lược, chính sách nhằm giảm nhẹ nguy cơ do biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, ngành y tế tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường tốt, thực hiện các giải pháp về công nghệ, trang thiết bị trong dự phòng và điều trị các bệnh do biến đổi khí hậu gây ra; các giải pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm qua đường nước, truyền qua vật chủ trung gian...
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân gia tăng bệnh truyền nhiễm bởi biến đổi khí hậu, sự phát sinh, phát triển bệnh truyền nhiễm là một quá trình có liên quan với nhau thông qua nhiều cơ chế, đặc biệt là với nước thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai như Việt Nam.
Theo Tổ chức Y tế thế giới khu vực châu Á- Thái Bình Dương, sự gia tăng của nhiệt độ môi trường tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, nhất là với người già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh.
Tình trạng nóng lên của trái đất làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học con người.
Việt Nam là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Mekong bị ngập nặng nhất.
Biến đổi khí hậu thực sự đã làm thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp ở Việt Nam, hậu quả của biến đổi khí hậu rất nghiêm trọng.../.
Nhật Minh (TTXVN)