Việt Nam có mức thu nhập trung bình, nguồn tài trợ đang ngày càng giảm, số lượng người nhiễm HIV được điều trị tăng đáng kể, kỳ thị xã hội được cải thiện rõ rệt.
Trong bối cảnh đó, xã hội hóa và tăng cường sự tham gia của tư nhân trong phòng chống HIV/AIDS là một giải pháp cần thiết, mang nhiều ý nghĩa, nhằm tăng khả năng tiếp cận và nguồn lực, cải thiện tính công bằng trong cung ứng dịch vụ, tăng hiệu quả đầu tư phòng chống HIV/AIDS.
Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Hợp tác công - tư trong phòng chống HIV/AIDS,” do Cục Phòng chống HIV/AIDS, Ủy ban Phòng chống AIDS Thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức Pathfinder International phối hợp tổ chức ngày 17/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thống kê của Pathfinder International, có đến 59% người nhiễm HIV vào các bệnh viện, phòng khám công lập, và chỉ có 17% vào khu vực tư nhân.
Trong khi đó, khu vực tư nhân là một nguồn cung ứng dịch vụ quan trọng điều trị bệnh lây qua đường tình dục ở Việt Nam, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm HIV như nam quan hệ tình dục đồng tính, tiêm chích ma túy và gái mại dâm.
Hợp tác y tế công - tư nhằm trao đổi thông tin, xây dựng lòng tin trong các vấn đề liên quan đến cung ứng dịch vụ y tế, dịch vụ HIV/AIDS; hoàn thiện chính sách, xây dựng môi trường tham gia hiệu quả hơn trong cung ứng dịch vụ y tế; vì mục tiêu chung là sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Y tế khuyến khích tư nhân tham gia chuỗi dịch vụ phòng-chăm sóc-điều trị HIV/AIDS như truyền thông thay đổi hành vi, khám và điều trị STls, STDs, tư vấn phòng lây truyền từ mẹ sang con, dự phòng phổ cập phơi nhiễm, xét nghiệm chẩn đoán dương tính, điều trị ARV...
Mặc dù vậy, để tư nhân có thể tham gia rộng rãi hơn nữa trong phòng chống HIV/AIDS, theo bác sỹ Trịnh Thị Lê Tâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS, ngoài hỗ trợ về nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị và năng lực chuyên môn thì khu vực này cũng cần các hỗ trợ về khung pháp lý rõ ràng, đảm bảo quyền lợi y tế cho tư nhân, nâng cao năng lực chuyên môn, cung ứng thuốc, sản phẩm, cho phép thu phí hợp lý...
Cơ quan chức năng cần cho phép y tế tư nhân tham gia điều trị methadone thí điểm, được cung cấp thuốc kháng HIV, hợp đồng với khu vực y tế công về hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, được mở rộng việc ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân.
Ngoài ra, cũng cần có cơ chế khuyến khích các cơ sở y tế tư nhân tham gia xét nghiệm HIV, CD4; khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự trong việc chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV được tiếp nhận điều trị ARV ngoại trú./.
Trong bối cảnh đó, xã hội hóa và tăng cường sự tham gia của tư nhân trong phòng chống HIV/AIDS là một giải pháp cần thiết, mang nhiều ý nghĩa, nhằm tăng khả năng tiếp cận và nguồn lực, cải thiện tính công bằng trong cung ứng dịch vụ, tăng hiệu quả đầu tư phòng chống HIV/AIDS.
Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Hợp tác công - tư trong phòng chống HIV/AIDS,” do Cục Phòng chống HIV/AIDS, Ủy ban Phòng chống AIDS Thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức Pathfinder International phối hợp tổ chức ngày 17/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thống kê của Pathfinder International, có đến 59% người nhiễm HIV vào các bệnh viện, phòng khám công lập, và chỉ có 17% vào khu vực tư nhân.
Trong khi đó, khu vực tư nhân là một nguồn cung ứng dịch vụ quan trọng điều trị bệnh lây qua đường tình dục ở Việt Nam, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm HIV như nam quan hệ tình dục đồng tính, tiêm chích ma túy và gái mại dâm.
Hợp tác y tế công - tư nhằm trao đổi thông tin, xây dựng lòng tin trong các vấn đề liên quan đến cung ứng dịch vụ y tế, dịch vụ HIV/AIDS; hoàn thiện chính sách, xây dựng môi trường tham gia hiệu quả hơn trong cung ứng dịch vụ y tế; vì mục tiêu chung là sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Y tế khuyến khích tư nhân tham gia chuỗi dịch vụ phòng-chăm sóc-điều trị HIV/AIDS như truyền thông thay đổi hành vi, khám và điều trị STls, STDs, tư vấn phòng lây truyền từ mẹ sang con, dự phòng phổ cập phơi nhiễm, xét nghiệm chẩn đoán dương tính, điều trị ARV...
Mặc dù vậy, để tư nhân có thể tham gia rộng rãi hơn nữa trong phòng chống HIV/AIDS, theo bác sỹ Trịnh Thị Lê Tâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS, ngoài hỗ trợ về nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị và năng lực chuyên môn thì khu vực này cũng cần các hỗ trợ về khung pháp lý rõ ràng, đảm bảo quyền lợi y tế cho tư nhân, nâng cao năng lực chuyên môn, cung ứng thuốc, sản phẩm, cho phép thu phí hợp lý...
Cơ quan chức năng cần cho phép y tế tư nhân tham gia điều trị methadone thí điểm, được cung cấp thuốc kháng HIV, hợp đồng với khu vực y tế công về hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, được mở rộng việc ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân.
Ngoài ra, cũng cần có cơ chế khuyến khích các cơ sở y tế tư nhân tham gia xét nghiệm HIV, CD4; khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự trong việc chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV được tiếp nhận điều trị ARV ngoại trú./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)