Trong hai ngày 9-10/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tổ chức phiên họp lần thứ 7 của Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hoa Kỳ (JMC), theo Hiệp định hợp tác giữa Chính phủ hai nước đã ký kết về lĩnh vực này ngày 17/11/2000.
Hơn 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu về hải dương học, môi trường quốc tế, do ông Daniel Clune, Phó trợ lý Bộ trưởng thứ nhất Hoa Kỳ dẫn đầu, đã chia sẻ kinh nghiệm cho gần 50 đại biểu là các nhà khoa học đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam.
Phía Hoa Kỳ đưa ra các định hướng một số lĩnh vực hợp tác trong giai đoạn tới như y tế, công nghệ thông tin truyền thông, khoa học biển-môi trường-biến đổi khí hậu, nông nghiệp-công nghệ sinh học-đa dạng sinh học, giáo dục khoa học và trao đổi nghiên cứu, không gian vũ trụ, năng lượng, an toàn giao thông và tiêu chuẩn đo lường.
Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam khẳng định, Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng trong hợp tác khoa học công nghệ.
Trong 10 năm tới hợp tác giữa cộng đồng khoa học công nghệ và doanh nghiệp hai nước sẽ dành được nhiều ưu tiên để thúc đẩy phát triển, lấy trụ cột là chia sẻ thông tin tri thức, đổi mới và chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ nghiên cứu chất lượng cao, hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, xây dựng và triển khai các dự án nghiên cứu chung có sự tham gia của các nhà khoa học hàng đầu hai nước; đặc biệt là khuyến khích các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đầu tư khoa học công nghệ vào Việt Nam.
Bên cạnh việc tổ chức phiên họp, hai bên còn tổ chức một số sự kiện có ý nghĩa khác như Hội thảo Khoa học Việt Nam-Hoa Kỳ về Hải dương học Biển Đông; Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp; ký kết bản ghi nhớ về hợp tác giữa Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam với vườn thực vật New York; Bản ghi nhớ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam với Bộ Nội vụ Hoa Kỳ về hợp tác Khoa học Công nghệ trong lĩnh vực trái đất và quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Đồng thời, hai bên cũng tổ chức trưng bày poster giới thiệu về một số dự án hợp tác điển hình giữa hai nước trong thời gian qua./.
Hơn 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu về hải dương học, môi trường quốc tế, do ông Daniel Clune, Phó trợ lý Bộ trưởng thứ nhất Hoa Kỳ dẫn đầu, đã chia sẻ kinh nghiệm cho gần 50 đại biểu là các nhà khoa học đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam.
Phía Hoa Kỳ đưa ra các định hướng một số lĩnh vực hợp tác trong giai đoạn tới như y tế, công nghệ thông tin truyền thông, khoa học biển-môi trường-biến đổi khí hậu, nông nghiệp-công nghệ sinh học-đa dạng sinh học, giáo dục khoa học và trao đổi nghiên cứu, không gian vũ trụ, năng lượng, an toàn giao thông và tiêu chuẩn đo lường.
Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam khẳng định, Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng trong hợp tác khoa học công nghệ.
Trong 10 năm tới hợp tác giữa cộng đồng khoa học công nghệ và doanh nghiệp hai nước sẽ dành được nhiều ưu tiên để thúc đẩy phát triển, lấy trụ cột là chia sẻ thông tin tri thức, đổi mới và chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ nghiên cứu chất lượng cao, hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, xây dựng và triển khai các dự án nghiên cứu chung có sự tham gia của các nhà khoa học hàng đầu hai nước; đặc biệt là khuyến khích các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đầu tư khoa học công nghệ vào Việt Nam.
Bên cạnh việc tổ chức phiên họp, hai bên còn tổ chức một số sự kiện có ý nghĩa khác như Hội thảo Khoa học Việt Nam-Hoa Kỳ về Hải dương học Biển Đông; Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp; ký kết bản ghi nhớ về hợp tác giữa Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam với vườn thực vật New York; Bản ghi nhớ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam với Bộ Nội vụ Hoa Kỳ về hợp tác Khoa học Công nghệ trong lĩnh vực trái đất và quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Đồng thời, hai bên cũng tổ chức trưng bày poster giới thiệu về một số dự án hợp tác điển hình giữa hai nước trong thời gian qua./.
Lý Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)