Trong công tác quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế từ nay đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cung đình thời Nguyễn.
Đó là các lĩnh vực thơ văn Hán Nôm trên di tích, văn bia, thơ Ngự chế được trang trí ở các cung điện, các hoa văn họa tiết trang trí mỹ thuật gắn liền với di tích kiến trúc, lễ nhạc cung đình, múa hát cung đình, lễ hội cung đình, tuồng Ngự, ca Huế ...
Với định hướng đó, thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức hàng chục công trình nghiên cứu khoa học, tổ chức trên 10 cuộc hội thảo, hội nghị quốc gia và quốc tế về chủ đề nghiên cứu, bảo tồn các tài sản văn hóa phi vật thể.
Đáng chú ý có các hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị Tuồng cung đình Huế"; "Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hán Nôm Huế"; "Bảo tồn âm nhạc cung đình Huế"; và "Tổng kết dự án Bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế"...
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật và xuất bản hơn 20 công trình về Di sản văn hóa Huế và công cuộc bảo tồn, trong đó có những công trình đoạt giải thưởng của Trung ương và địa phương, như "Khoa cử và khoa bảng triều Nguyễn"; "Thần kinh nhị thập cảnh - thơ vua Thiệu Trị"; "Kinh thành Huế, Huế - Di sản văn hóa thế giới"; "Âm nhạc cung đình Huế"; "Tuồng cung đình Huế"; "Khảo cổ học tại Di tích Cố đô Huế"; "Di sản văn hóa Huế - Nghiên cứu & bảo tồn"; "Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế (6 tập)"; "Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên (10 tập)"...
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, tiến sỹ Phan Thanh Hải cho biết kể từ tháng 11/2003, sau khi Nhã nhạc Cung đình Huế (Âm nhạc cung đình Việt Nam) chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (nay là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện nhân loại) đến nay, công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Cố đô Huế ngày càng đạt được các tiến bộ quan trọng.
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã sưu tầm, nghiên cứu ứng dụng và bảo tồn được hàng chục tác phẩm âm nhạc cung đình quan trọng như 10 nhạc chương trong lễ Tế Giao, 9 nhạc chương trong Tế Liệt miếu, 5 nhạc chương trong lễ Đoan Dương, Vạn Thọ và Tết Nguyên Đán, 37 nhạc chương diễn tấu với dàn Tiểu nhạc, 10 nhạc chương diễn tấu trong các đợt vua ngự, 14 bài bản Đại nhạc…
Ngoài việc sưu tầm, nghiên cứu, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã dàn dựng thành công 15 điệu múa Cung đình tiêu biểu như: Trình tường tập khánh, Tứ linh, Nữ tướng xuất quân, Bát Dật, Long Hổ hội... Nghiên cứu dàn dựng hai vở tuồng cung đình cổ và 25 trích đoạn tuồng phục vụ cho lễ hội và giao lưu văn hóa nghệ thuật…
Đặc biệt, Trung tâm đã nghiên cứu phục hồi một số lễ hội cung đình quan trọng nhất của triều Nguyễn như: lễ Tế Nam giao, lễ tế Xã Tắc, lễ Truyền Lô - Vinh quy bái tổ (lễ vinh danh tiến sỹ dưới thời Nguyễn), lễ hội thi tiến sỹ Võ.
Những lễ hội mới nhưng dựa trên chất liệu truyền thống phục vụ các dịp Festival Huế như: Huyền thoại sông Hương, Hành trình mở cõi, Thiên hạ Thái bình… cùng các hình thức khác như nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật ẩm thực, trò chơi cung đình… đã thực sự đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động của đơn vị, trở thành đại diện tiêu biểu của văn hóa Huế trong sự đối thoại, giao lưu với bạn bè quốc tế.../.
Đó là các lĩnh vực thơ văn Hán Nôm trên di tích, văn bia, thơ Ngự chế được trang trí ở các cung điện, các hoa văn họa tiết trang trí mỹ thuật gắn liền với di tích kiến trúc, lễ nhạc cung đình, múa hát cung đình, lễ hội cung đình, tuồng Ngự, ca Huế ...
Với định hướng đó, thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức hàng chục công trình nghiên cứu khoa học, tổ chức trên 10 cuộc hội thảo, hội nghị quốc gia và quốc tế về chủ đề nghiên cứu, bảo tồn các tài sản văn hóa phi vật thể.
Đáng chú ý có các hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị Tuồng cung đình Huế"; "Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hán Nôm Huế"; "Bảo tồn âm nhạc cung đình Huế"; và "Tổng kết dự án Bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế"...
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật và xuất bản hơn 20 công trình về Di sản văn hóa Huế và công cuộc bảo tồn, trong đó có những công trình đoạt giải thưởng của Trung ương và địa phương, như "Khoa cử và khoa bảng triều Nguyễn"; "Thần kinh nhị thập cảnh - thơ vua Thiệu Trị"; "Kinh thành Huế, Huế - Di sản văn hóa thế giới"; "Âm nhạc cung đình Huế"; "Tuồng cung đình Huế"; "Khảo cổ học tại Di tích Cố đô Huế"; "Di sản văn hóa Huế - Nghiên cứu & bảo tồn"; "Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế (6 tập)"; "Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên (10 tập)"...
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, tiến sỹ Phan Thanh Hải cho biết kể từ tháng 11/2003, sau khi Nhã nhạc Cung đình Huế (Âm nhạc cung đình Việt Nam) chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (nay là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện nhân loại) đến nay, công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Cố đô Huế ngày càng đạt được các tiến bộ quan trọng.
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã sưu tầm, nghiên cứu ứng dụng và bảo tồn được hàng chục tác phẩm âm nhạc cung đình quan trọng như 10 nhạc chương trong lễ Tế Giao, 9 nhạc chương trong Tế Liệt miếu, 5 nhạc chương trong lễ Đoan Dương, Vạn Thọ và Tết Nguyên Đán, 37 nhạc chương diễn tấu với dàn Tiểu nhạc, 10 nhạc chương diễn tấu trong các đợt vua ngự, 14 bài bản Đại nhạc…
Ngoài việc sưu tầm, nghiên cứu, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã dàn dựng thành công 15 điệu múa Cung đình tiêu biểu như: Trình tường tập khánh, Tứ linh, Nữ tướng xuất quân, Bát Dật, Long Hổ hội... Nghiên cứu dàn dựng hai vở tuồng cung đình cổ và 25 trích đoạn tuồng phục vụ cho lễ hội và giao lưu văn hóa nghệ thuật…
Đặc biệt, Trung tâm đã nghiên cứu phục hồi một số lễ hội cung đình quan trọng nhất của triều Nguyễn như: lễ Tế Nam giao, lễ tế Xã Tắc, lễ Truyền Lô - Vinh quy bái tổ (lễ vinh danh tiến sỹ dưới thời Nguyễn), lễ hội thi tiến sỹ Võ.
Những lễ hội mới nhưng dựa trên chất liệu truyền thống phục vụ các dịp Festival Huế như: Huyền thoại sông Hương, Hành trình mở cõi, Thiên hạ Thái bình… cùng các hình thức khác như nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật ẩm thực, trò chơi cung đình… đã thực sự đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động của đơn vị, trở thành đại diện tiêu biểu của văn hóa Huế trong sự đối thoại, giao lưu với bạn bè quốc tế.../.
Quốc Việt (Vietnam+)