Ngày 18/5, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố báo cáo chỉ số môi trường kinh doanh đánh giá của các doanh nghiệp châu Âu lần thứ 7.
Theo báo cáo, mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn duy trì nhất quán gần ở mức điểm trung bình 50. Các doanh nghiệp tiếp tục thận trọng về triển vọng kinh doanh và cách đánh giá tình hình hiện tại cũng như triển vọng kinh tế tổng thể của Việt Nam.
So với kết quả khảo sát gần đây nhất, phản hồi của doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại “không tốt” tăng từ 10% lên đến 29%, 34% doanh nghiệp mô tả tình hình kinh doanh của họ tốt. Đáng lưu ý là có đến 62% đánh giá triển vọng kinh doanh của họ là "trung bình" hoặc "tiêu cực."
Về kế hoạch đầu tư trong năm 2012, nhiều thành viên tham gia tiếp tục thể hiện sự thận trọng: 34% muốn duy trì mức độ đầu tư và 38% đang tìm kiếm để tăng đầu tư, 28% doanh nghiệp tìm cách giảm đầu tư tổng thể tại Việt Nam. Có đến 57% doanh nghiệp đánh giá lạm phát là mối quan ngại chính, thậm chí là sự đe dọa công việc kinh doanh của họ. Điều đáng lo ngại là gần 1/3 doanh nghiệp trong cuộc khảo sát này đang cân nhắc việc giảm đầu tư tại Việt Nam.
Báo cáo còn cho thấy, các thành viên EuroCham hoan nghênh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, hy vọng xóa bỏ thuế nhập khẩu. Cùng với việc hoàn thành gần đây các bước chuẩn bị và sắp bắt đầu đàm phán chính thức hiệp định thương mại, có đến 51% doanh nghiệp mong đợi một tác động tích cực cho việc kinh doanh của họ, đặc biệt là xoá bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu và tăng cường thương mại trong dịch vụ. Điều này chỉ ra một quan điểm tích cực trong cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Preben Hjortlund, Chủ tịch EuroCham, nhận xét: “Chỉ số về môi trường kinh doanh của EuroCham tiếp tục ở mức thấp với 53 điểm chỉ ra sự lo lắng và không chắc chắn trong cộng đồng doanh nghiệp và giữa các nhà đầu tư. Trong bối cảnh đó, EuroCham chào mừng các bước tiếp theo của hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU. Đây sẽ là cơ sở cho sự gia tăng lòng tin cho doanh nghiệp và tạo tiền đề cho việc tăng đầu tư châu Âu trong tương lai.”
Trong khi đó Ông Paul Jewell, Giám đốc điều hành EuroCham, cho rằng: “Nếu sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lạm phát cao, tham nhũng và các thủ tục hành chính phiền nhiễu tại Việt Nam không được khắc phục hoặc kéo giảm thì các nhà đầu tư châu Âu sẽ ngày càng tìm các điểm đầu tư khác trong khối ASEAN. Do vậy Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để duy trì sức cạnh tranh trong khu vực. Các tiến trình có thể nhìn thấy được hướng đến một hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ là bước đi đúng đắn và giúp khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư.”./.
Theo báo cáo, mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn duy trì nhất quán gần ở mức điểm trung bình 50. Các doanh nghiệp tiếp tục thận trọng về triển vọng kinh doanh và cách đánh giá tình hình hiện tại cũng như triển vọng kinh tế tổng thể của Việt Nam.
So với kết quả khảo sát gần đây nhất, phản hồi của doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại “không tốt” tăng từ 10% lên đến 29%, 34% doanh nghiệp mô tả tình hình kinh doanh của họ tốt. Đáng lưu ý là có đến 62% đánh giá triển vọng kinh doanh của họ là "trung bình" hoặc "tiêu cực."
Về kế hoạch đầu tư trong năm 2012, nhiều thành viên tham gia tiếp tục thể hiện sự thận trọng: 34% muốn duy trì mức độ đầu tư và 38% đang tìm kiếm để tăng đầu tư, 28% doanh nghiệp tìm cách giảm đầu tư tổng thể tại Việt Nam. Có đến 57% doanh nghiệp đánh giá lạm phát là mối quan ngại chính, thậm chí là sự đe dọa công việc kinh doanh của họ. Điều đáng lo ngại là gần 1/3 doanh nghiệp trong cuộc khảo sát này đang cân nhắc việc giảm đầu tư tại Việt Nam.
Báo cáo còn cho thấy, các thành viên EuroCham hoan nghênh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, hy vọng xóa bỏ thuế nhập khẩu. Cùng với việc hoàn thành gần đây các bước chuẩn bị và sắp bắt đầu đàm phán chính thức hiệp định thương mại, có đến 51% doanh nghiệp mong đợi một tác động tích cực cho việc kinh doanh của họ, đặc biệt là xoá bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu và tăng cường thương mại trong dịch vụ. Điều này chỉ ra một quan điểm tích cực trong cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Preben Hjortlund, Chủ tịch EuroCham, nhận xét: “Chỉ số về môi trường kinh doanh của EuroCham tiếp tục ở mức thấp với 53 điểm chỉ ra sự lo lắng và không chắc chắn trong cộng đồng doanh nghiệp và giữa các nhà đầu tư. Trong bối cảnh đó, EuroCham chào mừng các bước tiếp theo của hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU. Đây sẽ là cơ sở cho sự gia tăng lòng tin cho doanh nghiệp và tạo tiền đề cho việc tăng đầu tư châu Âu trong tương lai.”
Trong khi đó Ông Paul Jewell, Giám đốc điều hành EuroCham, cho rằng: “Nếu sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lạm phát cao, tham nhũng và các thủ tục hành chính phiền nhiễu tại Việt Nam không được khắc phục hoặc kéo giảm thì các nhà đầu tư châu Âu sẽ ngày càng tìm các điểm đầu tư khác trong khối ASEAN. Do vậy Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để duy trì sức cạnh tranh trong khu vực. Các tiến trình có thể nhìn thấy được hướng đến một hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ là bước đi đúng đắn và giúp khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư.”./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)