Ngày 8/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bùi Bá Bổng và Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, ông John Hendra đồng chủ trì Hội nghị toàn thể của Đối tác Phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người (PAHI).
Hội nghị được coi là mốc quan trọng để Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế và các thành viên của PAHI xem xét, đánh giá các hoạt động thực hiện Chương trình phối hợp hành động quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm ở người giai đoạn 2006-2010; thông tin về tình hình dịch và các hoạt động của đối tác, đồng thời bàn về những định hướng và ưu tiên cho giai đoạn sau 2010.
Nhiều đại biểu dự hội nghị đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc duy trì các hoạt động đối phó với dịch cúm gia cầm và khả năng xảy ra đại dịch ở người trong nhiều năm qua.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng cho rằng, Việt Nam cần hướng tới việc chủ động kiểm soát đối với virus cúm gia cầm để tiết kiệm chi phí trong tiêm phòng vắcxin đại trà trên đàn gia cầm.
Đây là nhiệm vụ khá nặng nề bởi sẽ phải thay đổi lớn trong cơ cấu chăn nuôi, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm... trên phạm vi cả nước, trong khi ngành chăn nuôi Việt Nam hiện còn rất phân tán, nhỏ lẻ.
Trên cơ sở ý thức được những ảnh hưởng khi dịch bệnh xảy ra ở người, Việt Nam cũng nên rà soát lại toàn bộ công tác chuẩn bị đối phó ở cấp cao nhất với những loại thảm họa quy mô lớn, phức tạp và không thể dự báo.
Các đại biểu tại hội nghị cũng được cập nhật về công tác chuẩn bị cho "Hội nghị quốc tế cấp bộ trưởng về cúm động vật và đại dịch: Định hướng tương lai" (IMCAPI Hanoi 2010) do Việt Nam đăng cai tổ chức vào tháng 4/2010.
Đây là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, xác định những khó khăn thách thức, nêu ra các giải pháp khắc phục và hỗ trợ phòng chống cúm gia cầm độc lực cao, công tác ứng phó đối với virus cúm gia cầm tuýp A/H5N1./.
Hội nghị được coi là mốc quan trọng để Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế và các thành viên của PAHI xem xét, đánh giá các hoạt động thực hiện Chương trình phối hợp hành động quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm ở người giai đoạn 2006-2010; thông tin về tình hình dịch và các hoạt động của đối tác, đồng thời bàn về những định hướng và ưu tiên cho giai đoạn sau 2010.
Nhiều đại biểu dự hội nghị đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc duy trì các hoạt động đối phó với dịch cúm gia cầm và khả năng xảy ra đại dịch ở người trong nhiều năm qua.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng cho rằng, Việt Nam cần hướng tới việc chủ động kiểm soát đối với virus cúm gia cầm để tiết kiệm chi phí trong tiêm phòng vắcxin đại trà trên đàn gia cầm.
Đây là nhiệm vụ khá nặng nề bởi sẽ phải thay đổi lớn trong cơ cấu chăn nuôi, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm... trên phạm vi cả nước, trong khi ngành chăn nuôi Việt Nam hiện còn rất phân tán, nhỏ lẻ.
Trên cơ sở ý thức được những ảnh hưởng khi dịch bệnh xảy ra ở người, Việt Nam cũng nên rà soát lại toàn bộ công tác chuẩn bị đối phó ở cấp cao nhất với những loại thảm họa quy mô lớn, phức tạp và không thể dự báo.
Các đại biểu tại hội nghị cũng được cập nhật về công tác chuẩn bị cho "Hội nghị quốc tế cấp bộ trưởng về cúm động vật và đại dịch: Định hướng tương lai" (IMCAPI Hanoi 2010) do Việt Nam đăng cai tổ chức vào tháng 4/2010.
Đây là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, xác định những khó khăn thách thức, nêu ra các giải pháp khắc phục và hỗ trợ phòng chống cúm gia cầm độc lực cao, công tác ứng phó đối với virus cúm gia cầm tuýp A/H5N1./.
Hoàng Tùng (Vietnam+)