Chiều 28/10, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 22/2010/TT-NHNN về quản lý huy động và cho vay bằng vàng đối với tổ chức tín dụng, theo hướng thu hẹp đối tượng và hoạt động kinh doanh.
Theo đó, kể từ ngày 29/10, tổ chức tín dụng sẽ chỉ được phép huy động vốn bằng vàng thông qua phát hành giấy tờ có giá, thay vì hình thức phát hành sổ tiết kiệm vàng trước đây.
Ngoài ra, ngân hàng sẽ chỉ được phép cho khách hàng vay vốn bằng vàng để sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức. Việc cho vay để sản xuất và kinh doanh vàng miếng hoàn toàn bị cấm.
Về số vốn huy động được bằng vàng, tổ chức tín dụng sẽ không được phép chuyển thành đồng Việt Nam và các hình thức bằng tiền khác để kinh doanh (trước đây, ngân hàng được phép chuyển 30% số vàng này thành tiền để bổ sung vào nguồn vốn cho vay). Đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền trước thời điểm Thông tư có hiệu lực, các ngân hàng phải giảm dần và tất toán chậm nhất là ngày 1/7/2011; không được huy động và cho vay bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng; không hồi tố đối với các giao dịch huy động và cho vay bằng vàng được thực hiện trước ngày Thông tư có hiệu lực thi hành.
Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng cần ấn định lãi suất huy động và cho vay vốn bằng vàng trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay và đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Mức lãi suất này cần được niêm yết công khai và thực hiện theo đúng quy định.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc ban hành cơ chế mới theo hướng thu hẹp huy động và cho vay bằng vàng là việc làm tiếp theo của các giải pháp đã thực hiện từ đầu năm nay, như cấm hoạt động đối với các sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, cho phép nhập khẩu vàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường, phối hợp với các cơ quan chức năng chống nhập lậu vàng.
Cơ chế mới được thực thi cũng sẽ góp phần tích cực để khắc phục những tồn tại của việc lưu thông vàng trong nền kinh tế, khắc phục rủi ro về kỳ hạn, thanh khoản và lãi suất đối với tổ chức tín dụng huy động và cho vay bằng vàng.
Nhờ đó, sẽ giảm nhập lậu, đầu cơ vàng và ngoại tệ, góp phần ổn định thị trường ngoại hối và tiền tệ. Sẽ có một khối lượng vàng đầu tư và đầu cơ rất lớn trên thị trường trong nước chuyển dần thành vốn bằng tiền như VND, ngoại tệ để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, thông qua các công cụ huy động của ngân sách nhà nước, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát tác động của cơ chế mới và diễn biến của thị trường để tiếp tục có giải pháp hợp lý, cần thiết theo hướng thu hẹp dần các giao dịch bằng vàng trong nền kinh tế.
Đến thời điểm này, có 23 tổ chức tín dụng huy động và cho vay bằng vàng; cuối tháng 9/2010, số dư huy động bằng vàng là 92,6 tấn tương đương 73.000 tỷ đồng, các tổ chức tín dụng cho vay chỉ chiếm 60% so với vốn huy động bằng vàng./.
Theo đó, kể từ ngày 29/10, tổ chức tín dụng sẽ chỉ được phép huy động vốn bằng vàng thông qua phát hành giấy tờ có giá, thay vì hình thức phát hành sổ tiết kiệm vàng trước đây.
Ngoài ra, ngân hàng sẽ chỉ được phép cho khách hàng vay vốn bằng vàng để sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức. Việc cho vay để sản xuất và kinh doanh vàng miếng hoàn toàn bị cấm.
Về số vốn huy động được bằng vàng, tổ chức tín dụng sẽ không được phép chuyển thành đồng Việt Nam và các hình thức bằng tiền khác để kinh doanh (trước đây, ngân hàng được phép chuyển 30% số vàng này thành tiền để bổ sung vào nguồn vốn cho vay). Đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền trước thời điểm Thông tư có hiệu lực, các ngân hàng phải giảm dần và tất toán chậm nhất là ngày 1/7/2011; không được huy động và cho vay bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng; không hồi tố đối với các giao dịch huy động và cho vay bằng vàng được thực hiện trước ngày Thông tư có hiệu lực thi hành.
Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng cần ấn định lãi suất huy động và cho vay vốn bằng vàng trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay và đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Mức lãi suất này cần được niêm yết công khai và thực hiện theo đúng quy định.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc ban hành cơ chế mới theo hướng thu hẹp huy động và cho vay bằng vàng là việc làm tiếp theo của các giải pháp đã thực hiện từ đầu năm nay, như cấm hoạt động đối với các sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, cho phép nhập khẩu vàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường, phối hợp với các cơ quan chức năng chống nhập lậu vàng.
Cơ chế mới được thực thi cũng sẽ góp phần tích cực để khắc phục những tồn tại của việc lưu thông vàng trong nền kinh tế, khắc phục rủi ro về kỳ hạn, thanh khoản và lãi suất đối với tổ chức tín dụng huy động và cho vay bằng vàng.
Nhờ đó, sẽ giảm nhập lậu, đầu cơ vàng và ngoại tệ, góp phần ổn định thị trường ngoại hối và tiền tệ. Sẽ có một khối lượng vàng đầu tư và đầu cơ rất lớn trên thị trường trong nước chuyển dần thành vốn bằng tiền như VND, ngoại tệ để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, thông qua các công cụ huy động của ngân sách nhà nước, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát tác động của cơ chế mới và diễn biến của thị trường để tiếp tục có giải pháp hợp lý, cần thiết theo hướng thu hẹp dần các giao dịch bằng vàng trong nền kinh tế.
Đến thời điểm này, có 23 tổ chức tín dụng huy động và cho vay bằng vàng; cuối tháng 9/2010, số dư huy động bằng vàng là 92,6 tấn tương đương 73.000 tỷ đồng, các tổ chức tín dụng cho vay chỉ chiếm 60% so với vốn huy động bằng vàng./.
Minh Thúy (Vietnam+)