Hy Lạp: Chấp nhận cứu trợ hay rời khỏi Eurozone?

Liên minh châu Âu (EU) mới đây cảnh báo Hy Lạp cần phải tuân thủ các quy định để nhận một gói cứu trợ thứ hai hoặc đối mặt với nguy cơ phải rời bỏ khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) khi sự bế tắc chính trị tại Hy Lạp và căng thẳng "cực độ" đối với các ngân hàng Tây Ban Nha đang quay lại ám ảnh bộ trưởng tài chính các nước châu Âu.

Hội nghị bộ trưởng tài chính Eurogroup diễn ra ngày 14/5 tại Brussels (Bỉ) với các đảng chính trị đối lập ở nước này trước thông báo cứng rắn rằng Hy Lạp phải tuân thủ các điều kiện "thắt lưng buộc bụng" và tiến hành cải cách theo một thỏa thuận hồi tháng 3/2012 để nhận gói cứu trợ thứ hai.
Liên minh châu Âu (EU) mới đây cảnh báo Hy Lạp cần phải tuân thủ các quy định để nhận một gói cứu trợ thứ hai hoặc đối mặt với nguy cơ phải rời bỏ khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) khi sự bế tắc chính trị tại Hy Lạp và căng thẳng "cực độ" đối với các ngân hàng Tây Ban Nha đang quay lại ám ảnh bộ trưởng tài chính các nước châu Âu.

Hội nghị bộ trưởng tài chính Eurogroup diễn ra ngày 14/5 tại Brussels (Bỉ) với các đảng chính trị đối lập ở nước này trước thông báo cứng rắn rằng Hy Lạp phải tuân thủ các điều kiện "thắt lưng buộc bụng" và tiến hành cải cách theo một thỏa thuận hồi tháng 3/2012 để nhận gói cứu trợ thứ hai.

Khả năng thứ hai, mà giới phân tích ngày càng dự đoán nhiều hơn và thậm chí đang lan rộng trong các đối tác chính trị của EU, là Hy Lạp có thể từ bỏ đồng euro.

Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha Jose Manuel Garcia-Margallo, đã tham gia các cuộc thảo luận của các quan chức ngoại giao tại Brussels, nhấn mạnh rằng thành viên của Eurozone phải tuân thủ các quy định của trò chơi.

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel vẫn "hy vọng và mong ước" Hy Lạp có thể tiếp tục là thành viên của Eurozone, nhưng nước này sẽ phải thực hiện đúng những cam kết của họ.

[Hy Lạp: Bế tắc chính trị gây rủi ro cho gói cứu trợ]


Về phần mình, Thống đốc ngân hàng trung ương Ailen Patrick Honohan đã nói rằng sự rời bỏ Eurozone của Hy Lạp là "một tai họa không cần thiết" và có thể dược kiểm soát "một cách kỹ thuật". Còn Bộ Tài chính Đức cảnh báo con đường duy nhất và đúng đắn để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này đối với Hy Lạp là tuân thủ các quy định và thời gian biểu của chương trình cải cách đã được nhất trí như một phần gói giải cứu Hy Lạp của EU-Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Tuy vậy, thương nhân Markus Huber của ETX Capital cho rằng "sự ra đi của Hy Lạp thực tế có thể là một điều tốt đối với Eurozone về dài hạn"./.

Anh Quân (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục