Chính phủ mới của Hy Lạp do ông Lucas Papademos làm thủ tướng, đã vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội nước này, diễn ra chiều 16/11.
Chính phủ liên hiệp mới của Thủ tướng Lucas Papademos, gồm 49 thành viên được thành lập ngày 11/11 vừa qua, đã giành được 255 phiếu ủng hộ trong Quốc hội gồm 300 ghế.
Các thành viên chính phủ này thuộc ba đảng, gồm đảng xã hội PASOK, đảng trung hữu "Dân chủ mới" và một đảng cực hữu nhỏ LAOS.
Phải qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội là một thủ tục bắt buộc đối với chính phủ lâm thời ở Hy Lạp. Việc vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này được coi như thành công đầu tiên của chính phủ do ônh Papademos đứng đầu trong sứ mệnh đầy khó khăn đối phó với vấn đề kinh tế và xã hội nan giải của đất nước Hy Lạp hiện nay.
Những nhiệm vụ nặng nề tiếp theo của chính phủ là phải chạy đua với thời gian để cứu Hy Lạp khỏi nguy cơ vỡ nợ và khả năng phải rút khỏi Khu vực đồng tiền chung (Eurozone).
Để có thể đạt được mục tiêu, trước hết chính phủ phải thuyết phục được sự ủng hộ của người dân Hy Lạp đối với kế hoạch kinh tế khắc khổ nhằm đáp ứng những điều kiện của các nhà tài trợ là Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Hy Lạp kể từ khi đảm nhận cương vị người đứng đầu chính phủ lâm thời ngày 11/11 vừa qua, ông Papademos khẳng định Hy Lạp đã đạt tiến bộ trong nỗ lực ứng phó khủng hoảng nợ công, nhưng cần hành động nhiều hơn để "trụ lại" trong Khu vực đồng euro. Ông cam kết sẽ tiếp tục những cải cách mà người tiền nhiệm George Papandreou đã đề ra, nhưng cũng sẽ áp dụng những biện pháp mới.
Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết, cùng ngày 16/11, chính phủ mới ở Hy Lạp đã tiến hành các cuộc thương lượng với các ngân hàng quốc tế về vấn đề giảm nợ cho Hy Lạp. Cuộc thương lượng được tiến hành tại thủ đô Athens giữa Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos với Giám đốc điều hành Viện tài chính quốc tế Charles Dallara.
Cuộc thương lượng trên xoay quanh một nội dung trong thỏa thuận cứu trợ mà các nhà lãnh đạo Eurozone và các nhà cho vay cá nhân đạt được hồi tháng trước về xóa 50% nợ cho Hy Lạp./.
Chính phủ liên hiệp mới của Thủ tướng Lucas Papademos, gồm 49 thành viên được thành lập ngày 11/11 vừa qua, đã giành được 255 phiếu ủng hộ trong Quốc hội gồm 300 ghế.
Các thành viên chính phủ này thuộc ba đảng, gồm đảng xã hội PASOK, đảng trung hữu "Dân chủ mới" và một đảng cực hữu nhỏ LAOS.
Phải qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội là một thủ tục bắt buộc đối với chính phủ lâm thời ở Hy Lạp. Việc vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này được coi như thành công đầu tiên của chính phủ do ônh Papademos đứng đầu trong sứ mệnh đầy khó khăn đối phó với vấn đề kinh tế và xã hội nan giải của đất nước Hy Lạp hiện nay.
Những nhiệm vụ nặng nề tiếp theo của chính phủ là phải chạy đua với thời gian để cứu Hy Lạp khỏi nguy cơ vỡ nợ và khả năng phải rút khỏi Khu vực đồng tiền chung (Eurozone).
Để có thể đạt được mục tiêu, trước hết chính phủ phải thuyết phục được sự ủng hộ của người dân Hy Lạp đối với kế hoạch kinh tế khắc khổ nhằm đáp ứng những điều kiện của các nhà tài trợ là Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội Hy Lạp kể từ khi đảm nhận cương vị người đứng đầu chính phủ lâm thời ngày 11/11 vừa qua, ông Papademos khẳng định Hy Lạp đã đạt tiến bộ trong nỗ lực ứng phó khủng hoảng nợ công, nhưng cần hành động nhiều hơn để "trụ lại" trong Khu vực đồng euro. Ông cam kết sẽ tiếp tục những cải cách mà người tiền nhiệm George Papandreou đã đề ra, nhưng cũng sẽ áp dụng những biện pháp mới.
Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết, cùng ngày 16/11, chính phủ mới ở Hy Lạp đã tiến hành các cuộc thương lượng với các ngân hàng quốc tế về vấn đề giảm nợ cho Hy Lạp. Cuộc thương lượng được tiến hành tại thủ đô Athens giữa Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos với Giám đốc điều hành Viện tài chính quốc tế Charles Dallara.
Cuộc thương lượng trên xoay quanh một nội dung trong thỏa thuận cứu trợ mà các nhà lãnh đạo Eurozone và các nhà cho vay cá nhân đạt được hồi tháng trước về xóa 50% nợ cho Hy Lạp./.
(TTXVN/Vietnam+)