Khi đang cận kề nguy cơ phá sản, Hy Lạp sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn trong những ngày tới để có thể đạt được thỏa thuận hoán đổi nợ và nhận được gói cứu trợ thứ hai.
Hy Lạp sẽ phải thuyết phục bộ ba nhà tài trợ là Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế rằng nước này có thể cắt giảm chi tiêu và cải cách về lao động để giảm thâm hụt ngân sách. Nếu không làm được điều này, cả thỏa thuận hoán đổi nợ và gói cứu trợ thứ hai có thể đứng trước rủi ro.
Bằng việc trì hoãn việc thông qua thỏa thuận, các đối tác tại châu Âu của Hy Lạp đang gây sức ép đối với giới lãnh đạo nước này trong việc đưa ra cam kết về các biện pháp khắc khổ cần thiết. Một bộ trưởng của Đức thậm chí đã kêu gọi Hy Lạp chuyển sự giám sát chính sách ngân sách cho các thiết chế bên ngoài nếu nước này không thể tiến hành cải cách.
Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos mới đây nói nước này muốn đạt được thỏa thuận hoán đổi nợ vào cuối tuần này, gần như cùng thời gian được dự kiến cho việc hoàn tất các cuộc đàm phán về gói cứu trợ thứ hai.
Ông thừa nhận điểm mắc kẹt chính trong các cuộc đàm phán giữa Hy Lạp với các nhà tài trợ xoay quanh vấn đề cắt giảm chi tiêu và cải cách về lao động. Các nhà tài trợ đã yêu cầu Hy Lạp cắt giảm chi tiêu thêm 1% GDP, chỉ tương đương với trên 2 tỷ euro (2,6 tỷ USD), trong năm nay, trong đó có việc cắt giảm mạnh chi tiêu cho quốc phòng và y tế.
Về việc cắt giảm hơn nữa chi phí nhân công trong lĩnh vực tư, Hy Lạp lo ngại sẽ làm nghiêm trọng thêm suy thoái kinh tế ở nước này và gây thêm khó khăn cho người nghèo.
Trong việc giảm nợ cho Hy Lạp, có một thực tế là dù các nhà đầu tư chấp nhận giảm 50% giá trị danh nghĩa của số trái phiếu của nước này mà họ đang nắm giữ thì cũng vẫn không đủ để đưa mức nợ xuống 120% GDP như mục tiêu đề ra cho năm 2020. Điều này cho thấy sự cần thiết của sự tham gia của các chủ nợ trong lĩnh vực công như Ngân hàng Trung ương châu Âu và các ngân hàng trung ương khu vực đồng euro trong việc tái cơ cấu nợ của Hy Lạp./.
Hy Lạp sẽ phải thuyết phục bộ ba nhà tài trợ là Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế rằng nước này có thể cắt giảm chi tiêu và cải cách về lao động để giảm thâm hụt ngân sách. Nếu không làm được điều này, cả thỏa thuận hoán đổi nợ và gói cứu trợ thứ hai có thể đứng trước rủi ro.
Bằng việc trì hoãn việc thông qua thỏa thuận, các đối tác tại châu Âu của Hy Lạp đang gây sức ép đối với giới lãnh đạo nước này trong việc đưa ra cam kết về các biện pháp khắc khổ cần thiết. Một bộ trưởng của Đức thậm chí đã kêu gọi Hy Lạp chuyển sự giám sát chính sách ngân sách cho các thiết chế bên ngoài nếu nước này không thể tiến hành cải cách.
Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos mới đây nói nước này muốn đạt được thỏa thuận hoán đổi nợ vào cuối tuần này, gần như cùng thời gian được dự kiến cho việc hoàn tất các cuộc đàm phán về gói cứu trợ thứ hai.
Ông thừa nhận điểm mắc kẹt chính trong các cuộc đàm phán giữa Hy Lạp với các nhà tài trợ xoay quanh vấn đề cắt giảm chi tiêu và cải cách về lao động. Các nhà tài trợ đã yêu cầu Hy Lạp cắt giảm chi tiêu thêm 1% GDP, chỉ tương đương với trên 2 tỷ euro (2,6 tỷ USD), trong năm nay, trong đó có việc cắt giảm mạnh chi tiêu cho quốc phòng và y tế.
Về việc cắt giảm hơn nữa chi phí nhân công trong lĩnh vực tư, Hy Lạp lo ngại sẽ làm nghiêm trọng thêm suy thoái kinh tế ở nước này và gây thêm khó khăn cho người nghèo.
Trong việc giảm nợ cho Hy Lạp, có một thực tế là dù các nhà đầu tư chấp nhận giảm 50% giá trị danh nghĩa của số trái phiếu của nước này mà họ đang nắm giữ thì cũng vẫn không đủ để đưa mức nợ xuống 120% GDP như mục tiêu đề ra cho năm 2020. Điều này cho thấy sự cần thiết của sự tham gia của các chủ nợ trong lĩnh vực công như Ngân hàng Trung ương châu Âu và các ngân hàng trung ương khu vực đồng euro trong việc tái cơ cấu nợ của Hy Lạp./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)