Cuộc họp của các nhà lãnh đạo ba đảng đang ủng hộ Chính phủ Hy Lạp về các biện pháp khắc khổ mới mà các nhà tài trợ quốc tế là Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt ra cho nước này đã được chuyển sang ngày 7/2 (giờ châu Âu) thay vì vào chiều 6/2 như dự kiến.
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Amadeu Altafai Tardio nói Hy Lạp đã bỏ lỡ hạn chót là ngày 6/2 để đưa ra quyết định về các biện pháp khắc khổ mới.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh mọi thứ cần được tiến hành một cách nhanh chóng. Bà nói Hy Lạp sẽ không nhận được thêm sự hỗ trợ từ EU cho đến khi đạt được thỏa thuận về việc tăng cường ngân sách.
Các quan chức EU nói Hy Lạp sẽ phải nhận được sự cứu trợ đầy đủ trước ngày 15/2 để có thời gian cho các thủ tục luật pháp phức tạp, trong đó có liên quan đến việc hoàn tất thỏa thuận hoán đổi nợ trước thời hạn thanh toán 14,5 tỷ euro vào ngày 20/3.
Theo thông báo từ văn phòng Thủ tướng Lucas Papademos, sau các cuộc họp ngày 5/2, các nhà lãnh đạo của ba đảng ở nước này đã nhất trí về cơ bản đối với các biện pháp khắc khổ mới mà các nhà tài trợ yêu cầu.
Theo đó, chính giới Hy Lạp đồng ý rằng trong năm nay sẽ cắt giảm chi tiêu 1,5% GDP, tương đương khoảng 3,3 tỷ euro (4,3 tỷ USD), nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc giảm lương và chi phí ngoài lương, cắt giảm 15.000 việc làm trong lịch vực công và tái cấp vốn mà không quốc hữu hóa các ngân hàng. Tuy nhiên, họ phản đối những biện pháp có thể làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế ở nước này.
Hy Lạp đã bước vào năm suy thoái thứ 5, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao kỷ lục là 19%, sau khi nước này thực hiện một loạt các biện pháp khắc khổ để đổi lấy các khoản vay từ bên ngoài.
Trong khi đó, nợ công của Hy Lạp đã tăng lên mức 159,1% GDP trong quý III/2011, so với 138% GDP trong quý III/2010 và 154% GDP trong quý II/2011.
Hiện bộ ba các nhà tài trợ đang ít tập trung vào các mục tiêu ngân sách của Hy Lạp mà dành quan tâm nhiều hơn đối với vấn đề về cơ cấu và thị trường lao động, vấn đề thực sự của nước này./.
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Amadeu Altafai Tardio nói Hy Lạp đã bỏ lỡ hạn chót là ngày 6/2 để đưa ra quyết định về các biện pháp khắc khổ mới.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh mọi thứ cần được tiến hành một cách nhanh chóng. Bà nói Hy Lạp sẽ không nhận được thêm sự hỗ trợ từ EU cho đến khi đạt được thỏa thuận về việc tăng cường ngân sách.
Các quan chức EU nói Hy Lạp sẽ phải nhận được sự cứu trợ đầy đủ trước ngày 15/2 để có thời gian cho các thủ tục luật pháp phức tạp, trong đó có liên quan đến việc hoàn tất thỏa thuận hoán đổi nợ trước thời hạn thanh toán 14,5 tỷ euro vào ngày 20/3.
Theo thông báo từ văn phòng Thủ tướng Lucas Papademos, sau các cuộc họp ngày 5/2, các nhà lãnh đạo của ba đảng ở nước này đã nhất trí về cơ bản đối với các biện pháp khắc khổ mới mà các nhà tài trợ yêu cầu.
Theo đó, chính giới Hy Lạp đồng ý rằng trong năm nay sẽ cắt giảm chi tiêu 1,5% GDP, tương đương khoảng 3,3 tỷ euro (4,3 tỷ USD), nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc giảm lương và chi phí ngoài lương, cắt giảm 15.000 việc làm trong lịch vực công và tái cấp vốn mà không quốc hữu hóa các ngân hàng. Tuy nhiên, họ phản đối những biện pháp có thể làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế ở nước này.
Hy Lạp đã bước vào năm suy thoái thứ 5, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao kỷ lục là 19%, sau khi nước này thực hiện một loạt các biện pháp khắc khổ để đổi lấy các khoản vay từ bên ngoài.
Trong khi đó, nợ công của Hy Lạp đã tăng lên mức 159,1% GDP trong quý III/2011, so với 138% GDP trong quý III/2010 và 154% GDP trong quý II/2011.
Hiện bộ ba các nhà tài trợ đang ít tập trung vào các mục tiêu ngân sách của Hy Lạp mà dành quan tâm nhiều hơn đối với vấn đề về cơ cấu và thị trường lao động, vấn đề thực sự của nước này./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)