Hy Lạp sẽ không thể giảm thâm hụt như đã cam kết

Hy Lạp đang đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế trầm trọng hơn dự kiến nên không thể giảm hâm hụt ngân sách năm nay và năm tới.
Hy Lạp sẽ không thể thực hiện được mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách trongnăm nay và năm tới như đã cam kết trong gói giải cứu của Liên minh châu Âu (EU)và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong bối cảnh nước này đang đối mặt với nguy cơsuy thoái kinh tế trầm trọng hơn dự kiến.

[Đồng euro có trụ vững nếu Hy Lạp rời Eurozone?]


Theo dự thảo ngân ngân sách năm 2012 được Chính phủ Hy Lạp thông qua tại mộtcuộc họp bất thường tối 2/10 ở thủ đô Athens, thâm hụt ngân sách của nước nàytrong năm nay sẽ ở mức 8,5% GDP, cao hơn mức mục tiêu 7,6% được đề ra hồi tháng6/2011.

Mức thâm hụt trong năm 2012 dự kiến sẽ giảm xuống còn 6,8%, song vẫn cao hơn mức6,5% mà Athens đã cam kết để nhận được gói cứu trợ tài chính từ EU-IMF nhằmtránh nguy cơ vỡ nợ quốc gia.

Văn kiện trên, dự kiến được trình lên Quốc hội xem xét ngay trong tuần này,cũng cho hay kinh tế Hy Lạp sẽ giảm 5,5% trong năm 2011 và giảm 2% trong năm2012.

Dự báo này của Chính phủ Hy Lạp phù hợp với nhận định của IMF trong báo cáo"Triển vọng Kinh tế Thế giới" được công bố hồi tháng 9/2011, song tồi tệ hơnnhiều so với đánh giá theo tinh thần của gói cứu trợ chung EU-IMF rằng kinh tếHy Lạp sẽ trở lại khu vực tăng trưởng vào năm tới.

Chính phủ Hy Lạp cho rằng việc nước này không thể đạt được mục tiêu cắt giảmthâm hụt ngân sách theo yêu cầu của EU và IMF là do kinh tế suy giảm trầm tronghơn dự kiến. Chính đà suy thoái sâu hơn dự đoán đó sẽ khiến Hy Lạp khó khăn hơntrong việc thu ngân sách và đáp ứng các mục tiêu cắt giảm ngân sách, và ảnhhưởng đến các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" như tăng thuế và giảm lương.

Ngoài việc thông qua dự thảo ngân sách năm 2012, Chính phủ Hy Lạp cũng đã phêchuẩn chương trình "lao động dự phòng" đối với khoảng 30.000 công chức từ nayđến cuối năm 2011, nhằm cắt giảm chi tiêu công và đáp ứng tất cả các mục tiêugiảm thâm hụt ngân sách vào năm 2014 theo thỏa thuận đạt được với các đối tác EUvà IMF hồi tháng 5/2010.

Theo đó, để tiết kiệm 300 triệu euro trong năm 2012, Athens quy định các côngchức thuộc diện "lao động dự phòng" chỉ được nhận 60% lương tháng trong vòng 12tháng trước khi bắt đầu bị sa thải.

Các chuyên gia kiểm toán của IMF, EU và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đãhối thúc Chính phủ Hy Lạp tinh giản biên chế trong khu vực công ngay lập tức,song Athens đang phải đối mặt với trở ngại lớn vì các công chức Hy Lạp được bảovệ bằng hiến pháp.

Dự luật ngân sách 2012 của Hy Lạp được đưa ra trong bối cảnh giới thị trườngđang lo ngại nguy cơ nước này bị cỡ nợ quốc gia. Một số nhà phân cho rằng Hy Lạpđang đối mặt với nguy cơ không nhận được khoản giải ngân tiếp theo trị giá 8 tỷeuro (10,9 tỷ USD) từ các nhà tài trợ và có thể bị vỡ nợ trong tháng 11 tới.

Các bộ trưởng tài chính châu Âu dự kiến nhóm họp đầu tuần này để bàn kế hoạchmở rộng quỹ cứu trợ nhằm giải quyết khủng hoảng nợ công trong khu vực sử dụngđồng euro (Eurozone).

Trước đó, hầu hết các nền kinh tế thành viên Eurozone, trong đó có Đức, đã chấpnhận kế hoạch này. Tuy vậy, mọi nỗ lực sẽ trở nên vô nghĩa nếu Hy Lạp vỡ nợ./.

Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục