Chính phủ Hy Lạp và ba nhà tài trợ quốc tế là Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa đạt được thỏa thuận về khoản cắt giảm thêm 11,6 tỷ euro trong ngân sách của Athens trong hai năm tới.
Dự kiến, kế hoạch tiết kiệm cụ thể sẽ được thông báo vào cuối tuần.
Khoản tiền kể trên tương đương với 5,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hy Lạp và đây là điều kiện then chốt để Hy Lạp tiếp tục nhận được viện trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế.
Athens và các nhà tài trợ đạt được đồng thuận vào ngày 26/7, khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu, José Manuel Barroso hội kiến Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras. Câu hỏi đặt ra là với một tỷ lệ tăng trưởng âm trong năm quý liên tiếp, chính phủ nước này sẽ làm thế nào để thực hiện yêu cầu trên.
Theo các nhà quan sát, có thể Hy Lạp sẽ một lần nữa cắt giảm lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội. Sau nhiều kế hoạch khắc khổ, liên tục được áp dụng từ năm 2010 đến nay, tiền lương và tiền hưu trí của người dân Hy Lạp bị giảm 30%. Báo chí Hy Lạp tiết lộ, chính quyền sẽ giảm từ 5 đến 10% lương hưu đối với những thành phần có thu nhập trên 1.000 euro/tháng.
Trong khi đó, nỗi lo ngại về tình hình kinh tế châu Âu cũng tiếp tục là chủ đề chính trên các trang báo Pháp ra ngày 26/7. Nếu như hầu hết các báo đều có ít nhất một bài liên quan đến thông báo của Chính phủ Pháp trong việc cứu vớt ngành công nghiệp xe hơi của nước này, thì nhật báo Liberation lấy trường hợp Tây Ban Nha làm đối tượng chính để viết với tiêu đề cô đọng “Thua lỗ."
[IMF dự báo Tây Ban Nha suy thoái trầm trọng hơn]
Mặc cho EU liên tục đưa ra các kế hoạch cứu vớt, nhưng kinh tế Tây Ban Nha vẫn đang ngày càng lún sâu vào khủng hoảng. Nghiêm trọng hơn, khi bị buộc phải vay nợ với lãi suất không thể chịu nổi, Madrid đang tính chuyện quay sang cầu cứu Brussels để được hỗ trợ tài chính. Điều này có nguy cơ kéo theo Italy rồi tiếp đó là cả khu vực đồng euro sẽ bị cuốn sâu vào vòng xoáy khủng hoảng tài chính.
Các chỉ số kinh tế của Tây Ban Nha đã khiến lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của nước này lên tới 7,6% trong phiên giao dịch ngày 22/7, mức cao kỷ lục từ khi hình thành khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Điều này có nghĩa là các thị trường tài chính quốc tế đang ngày càng lưỡng lự không muốn cho Tây Ban Nha vay tiền để trang trải nợ nần.
Viễn cảnh Madrid bị cấm cửa đi vay như Athens hay Lisbon không còn là xa nữa. Đến khi đó, Eurozone buộc phải rút "hầu bao" chung ra để hỗ trợ thành viên này. Trong khi đó, các nước châu Âu thì không còn có đủ khả năng để trợ giúp nhau. Hệ quả là liên minh tiền tệ này tiếp tục bị cuốn vào cái vòng luẩn quẩn nợ nần.
Theo tờ Libération, vấn đề chính của Tây Ban Nha là hệ thống ngân hàng không còn khả năng huy động vốn do bong bóng bất động sản bị vỡ. Thêm vào đó, tình hình kinh tế ảm đạm làm cho ngân sách nhà nước bị thâm hụt. Mặc dù chính phủ phải cắt giảm chi tiêu để cân đối ngân sách nhưng các thị trường tài chính đánh giá nợ công của nước này sẽ không kiểm soát được. Trong hoàn cảnh như vậy, việc các nhà đầu tư rút khỏi Tây Ban Nha là điều không thể tránh khỏi.
Khi nợ công của Tây Ban Nha đã lên tới gần 800 tỷ euro, tức là cao hơn cả ba nước đang được khối này trợ giúp, nếu đổ hết tiền vào cứu Tây Ban Nha thì Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (FESF) sẽ cạn kiệt. Tóm lại, giải pháp cho khủng hoảng Tây Ban Nha về mặt chính sách cũng như tài chính có vẻ vẫn còn quá xa vời và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) còn đang đắn đo chưa biết sẽ can thiệp tới đâu.
Tuy nhiên, ngày 27/7, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi tuyên bố rằng ECB sẵn sàng làm mọi việc nhằm bảo vệ Eurozone vì sự tồn tại của đồng euro là "không thể thay đổi được," đồng thời khẳng định thể chế tài chính lớn nhất châu Âu này sẽ giữ cho nợ công của các quốc gia Eurozone nằm trong vòng kiểm soát khi vấn đề này cản trở việc ấn định lãi suất thích hợp.
Động thái mới của ông Draghi ngay lập tức đã tác động đến thị trường tiền tệ, với lãi suất vay mượn của các quốc gia đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ như Tây Ban Nha sụt xuống dưới 7% và Italy xuống chỉ còn hơn 6%./.
Dự kiến, kế hoạch tiết kiệm cụ thể sẽ được thông báo vào cuối tuần.
Khoản tiền kể trên tương đương với 5,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hy Lạp và đây là điều kiện then chốt để Hy Lạp tiếp tục nhận được viện trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế.
Athens và các nhà tài trợ đạt được đồng thuận vào ngày 26/7, khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu, José Manuel Barroso hội kiến Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras. Câu hỏi đặt ra là với một tỷ lệ tăng trưởng âm trong năm quý liên tiếp, chính phủ nước này sẽ làm thế nào để thực hiện yêu cầu trên.
Theo các nhà quan sát, có thể Hy Lạp sẽ một lần nữa cắt giảm lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội. Sau nhiều kế hoạch khắc khổ, liên tục được áp dụng từ năm 2010 đến nay, tiền lương và tiền hưu trí của người dân Hy Lạp bị giảm 30%. Báo chí Hy Lạp tiết lộ, chính quyền sẽ giảm từ 5 đến 10% lương hưu đối với những thành phần có thu nhập trên 1.000 euro/tháng.
Trong khi đó, nỗi lo ngại về tình hình kinh tế châu Âu cũng tiếp tục là chủ đề chính trên các trang báo Pháp ra ngày 26/7. Nếu như hầu hết các báo đều có ít nhất một bài liên quan đến thông báo của Chính phủ Pháp trong việc cứu vớt ngành công nghiệp xe hơi của nước này, thì nhật báo Liberation lấy trường hợp Tây Ban Nha làm đối tượng chính để viết với tiêu đề cô đọng “Thua lỗ."
[IMF dự báo Tây Ban Nha suy thoái trầm trọng hơn]
Mặc cho EU liên tục đưa ra các kế hoạch cứu vớt, nhưng kinh tế Tây Ban Nha vẫn đang ngày càng lún sâu vào khủng hoảng. Nghiêm trọng hơn, khi bị buộc phải vay nợ với lãi suất không thể chịu nổi, Madrid đang tính chuyện quay sang cầu cứu Brussels để được hỗ trợ tài chính. Điều này có nguy cơ kéo theo Italy rồi tiếp đó là cả khu vực đồng euro sẽ bị cuốn sâu vào vòng xoáy khủng hoảng tài chính.
Các chỉ số kinh tế của Tây Ban Nha đã khiến lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của nước này lên tới 7,6% trong phiên giao dịch ngày 22/7, mức cao kỷ lục từ khi hình thành khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Điều này có nghĩa là các thị trường tài chính quốc tế đang ngày càng lưỡng lự không muốn cho Tây Ban Nha vay tiền để trang trải nợ nần.
Viễn cảnh Madrid bị cấm cửa đi vay như Athens hay Lisbon không còn là xa nữa. Đến khi đó, Eurozone buộc phải rút "hầu bao" chung ra để hỗ trợ thành viên này. Trong khi đó, các nước châu Âu thì không còn có đủ khả năng để trợ giúp nhau. Hệ quả là liên minh tiền tệ này tiếp tục bị cuốn vào cái vòng luẩn quẩn nợ nần.
Theo tờ Libération, vấn đề chính của Tây Ban Nha là hệ thống ngân hàng không còn khả năng huy động vốn do bong bóng bất động sản bị vỡ. Thêm vào đó, tình hình kinh tế ảm đạm làm cho ngân sách nhà nước bị thâm hụt. Mặc dù chính phủ phải cắt giảm chi tiêu để cân đối ngân sách nhưng các thị trường tài chính đánh giá nợ công của nước này sẽ không kiểm soát được. Trong hoàn cảnh như vậy, việc các nhà đầu tư rút khỏi Tây Ban Nha là điều không thể tránh khỏi.
Khi nợ công của Tây Ban Nha đã lên tới gần 800 tỷ euro, tức là cao hơn cả ba nước đang được khối này trợ giúp, nếu đổ hết tiền vào cứu Tây Ban Nha thì Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (FESF) sẽ cạn kiệt. Tóm lại, giải pháp cho khủng hoảng Tây Ban Nha về mặt chính sách cũng như tài chính có vẻ vẫn còn quá xa vời và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) còn đang đắn đo chưa biết sẽ can thiệp tới đâu.
Tuy nhiên, ngày 27/7, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi tuyên bố rằng ECB sẵn sàng làm mọi việc nhằm bảo vệ Eurozone vì sự tồn tại của đồng euro là "không thể thay đổi được," đồng thời khẳng định thể chế tài chính lớn nhất châu Âu này sẽ giữ cho nợ công của các quốc gia Eurozone nằm trong vòng kiểm soát khi vấn đề này cản trở việc ấn định lãi suất thích hợp.
Động thái mới của ông Draghi ngay lập tức đã tác động đến thị trường tiền tệ, với lãi suất vay mượn của các quốc gia đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ như Tây Ban Nha sụt xuống dưới 7% và Italy xuống chỉ còn hơn 6%./.
Minh Trang (TTXVN)