Ngày 14/9, Hy Lạp tuyên bố quyết tâm thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết như đã cam kết để đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ phá sản, đồng thời khẳng định Athens sẽ vẫn ở trong khối 17 nước sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone).
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cho biết Athens sẽ tiếp tục thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng," thậm chí khắc khổ, để giảm thâm hụt ngân sách và nhận được các đợt giải ngân tiếp theo của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Phát ngôn viên Chính phủ Hy Lạp, ông Elias Mossialos cho biết cả ba nhà lãnh đạo đều nhất trí rằng Hy Lạp vẫn ở trong Khu vực đồng euro. Tuy nhiên, bà Merkel và ông Sarkozy đều nhấn mạnh Hy Lạp phải tiếp tục theo sát những cải cách kinh tế, đặc biệt là kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm đạt được những mục tiêu tài chính đề ra và tiếp tục nhận được thêm viện trợ quốc tế.
Tuyên bố trên của Hy Lạp đã phần nào thuyết phục được Pháp và Đức cũng như trấn an các thị trường đang rơi vào tình trạng bị xáo trộn do những tin đồn Hy Lạp sẽ phá sản, thậm chí sẽ phải ra khỏi Khu vực đồng tiền chung - một trong những yếu tố gây nguy hiểm cho đồng euro và các ngân hàng châu Âu đang nắm giữ các khoản nợ lớn của Hy Lạp.
Cũng trong nỗ lực giải cứu Hy Lạp, ngày 14/9, Hội đồng điều hành IMF đã tiến hành cuộc họp không chính thức để thảo luận về tình hình nợ công đang có nguy cơ mất kiểm soát tại nước này. Dự kiến các quan chức IMF và Hy Lạp cùng các đối tác châu Âu sẽ hoàn tất việc xem xét tiếp tục giải ngân hỗ trợ Hy Lạp./.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cho biết Athens sẽ tiếp tục thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng," thậm chí khắc khổ, để giảm thâm hụt ngân sách và nhận được các đợt giải ngân tiếp theo của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Phát ngôn viên Chính phủ Hy Lạp, ông Elias Mossialos cho biết cả ba nhà lãnh đạo đều nhất trí rằng Hy Lạp vẫn ở trong Khu vực đồng euro. Tuy nhiên, bà Merkel và ông Sarkozy đều nhấn mạnh Hy Lạp phải tiếp tục theo sát những cải cách kinh tế, đặc biệt là kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm đạt được những mục tiêu tài chính đề ra và tiếp tục nhận được thêm viện trợ quốc tế.
Tuyên bố trên của Hy Lạp đã phần nào thuyết phục được Pháp và Đức cũng như trấn an các thị trường đang rơi vào tình trạng bị xáo trộn do những tin đồn Hy Lạp sẽ phá sản, thậm chí sẽ phải ra khỏi Khu vực đồng tiền chung - một trong những yếu tố gây nguy hiểm cho đồng euro và các ngân hàng châu Âu đang nắm giữ các khoản nợ lớn của Hy Lạp.
Cũng trong nỗ lực giải cứu Hy Lạp, ngày 14/9, Hội đồng điều hành IMF đã tiến hành cuộc họp không chính thức để thảo luận về tình hình nợ công đang có nguy cơ mất kiểm soát tại nước này. Dự kiến các quan chức IMF và Hy Lạp cùng các đối tác châu Âu sẽ hoàn tất việc xem xét tiếp tục giải ngân hỗ trợ Hy Lạp./.
(TTXVN/Vietnam+)