Trận lũ đi qua, những người sống sót đang cố mưu sinh với cuộc sống thường ngày. Để có những gói mì tôm, thùng nước khoáng trong thời điểm lũ dồn về, nhiều người đã phải đánh đổi sinh mạng của mình cho những chuyến hàng vượt lũ trong đêm nhằm xóa đi cái đói, cái khát của những người dân bất hạnh, một trong những con người hy sinh vì dân đó, có ông Đặng Hữu Kỳ, thôn trưởng thôn Tài Năng, xã Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh.
Trong tiếng nấc nghẹn ngào, mắt đỏ hoe, bà Nguyễn Thị Thủy vợ ông Kỳ vẫn chưa hết bàng hoàng vì cái chết của chồng trong chuyến đưa hàng cứu trợ định mệnh đêm 18/10 đó.
Bà kể, đêm ấy mưa lớn như trút nước bất ngờ đổ dồn về Tường Lộc, nước rào rào đổ và dâng lên nhanh chóng bên mé sông Nghèn. Nước đập vách nhà ầm ầm như cả chục người gõ cửa. Nước xối thẳng vào nhà theo những khe hở. Chẳng mấy chốc, ngôi nhà nhỏ đã sâm sấp nước. Chính lúc đó, nhận được cuộc gọi từ xã đến nhận nhu yếu phẩm vào chia cho bà con trong thôn nhằm giúp họ chống đói, khát trong tình cảnh nước lũ dâng cao, ông Kỳ vội vã chuẩn bị thuyền và áo mưa đi ngay.
Nhìn chiếc thuyền tôn mỏng manh cứ chòng chành, xoay tít giữa biển nước, bà Thủy chột dạ, ngăn mãi không cho ông Kỳ đi. “Lúc ấy, tôi vẫn nhớ, ông cầm tay tôi, bảo cứ yên tâm ở nhà, ông chỉ đi một lát rồi về ngay. Bao nhiêu người còn đang sắp chết đói đến nơi, có chết ông ấy cũng phải mang mỳ tôm về cho dân,” bà Thủy nhớ lại.
18 giờ tối, chiếc thuyền mỏng manh bắt đầu hành trình vượt sông ra xã. Con đường thường ngày trải dài ximăng thẳng tắp giờ ngập trắng xóa. “Khi đi, ông dặn tôi và đứa con lớn ở nhà nước lũ dâng đến đâu thì leo đến đó, cố gắng đợi ông về,” bà Thủy nức nở.
Trong bộ quần áo mưa lỗ chỗ thủng, không mặc áo phao, ông Kỳ vội vã dùng mái chèo đẩy thuyền lao ra giữa trời mưa như trút nước. Bà Thủy không ngờ rằng, cái dáng ông một mình trên chiếc thuyền, hì hụi chèo đi vào đêm tối mênh mông nước lại là hình ảnh cuối cùng mà bà còn nhìn thấy ở ông.
Quệt ngang những giọt nước mắt đang lăn trên gò má, trong chiếc khăn tang trùm đầu, nhìn vào di ảnh quá cố của người chồng, bà Thủy lại bắt đầu câu chuyện khi nhận được hung tin ông đã vĩnh viễn rời xa trần thế.
Đúng 20 giờ tối, bão Tùng Lộc được gió quẩn góp sức ngày càng trở nên hung hãn. Gió giật tung những mái nhà lỏng lẻo. Gió cố bám lấy những con thuyền giữa lũ mà nhấn chìm, úp ngược. Ông Kỳ đã đi được 2 giờ. Ở nhà, cả gia đình vừa chạy lũ, vừa ngóng tin ông.
Nhiều người trong thôn kể lại rằng, suốt tối hôm đó, họ được ông Kỳ, người sũng nước, mặt tái trắng, mắt đỏ ngầu gõ cửa, gửi từng thùng mỳ tôm cứu đói. Đến nhà nào, ông cũng chỉ kịp neo lại con thuyền trước cửa, đẩy hàng cứu trợ vào rồi lại mải miết đi ngay. Người trưởng thôn gần 60 tuổi ấy đánh vật sóng dữ, gió hiểm trong suốt 2 giờ như thế.
Chuyến hàng thứ ba kết thúc, ông Kỳ thở phào như vừa trải qua một trận chiến sinh tử. Lúc này, cả người ông đã nặng trĩu nước. Đến xóm 2, cách nhà chỉ chừng nửa cây số thì thuyền ông bị lật úp. Khi những hộ dân quanh đó phát hiện được thì ông đã bị chết đuối do thuyền đè lên người không thoát ra được.
Nhiều người kể lại rằng, khi thấy ông qua địa điểm đó, nghe thấy tiếng nước động vỗ mạnh vào mạn thuyền và tiếng thất thanh của ông liền bơi thuyền ra. Nhưng do nước to, lại xa nên khi họ tới thì không kịp.
Giờ, ngồi lại với chúng tôi trong căn nhà cấp 4, mái ngói màu xám xịt vì bị rêu phủ, bức tường loang lổ vệt nước lũ để lại, bà Thủy vẫn khóc như ngày đầu nhận tin. Căn nhà nhỏ, mấy ngày nay hôm nào cũng có người đến hỏi thăm. Những người dân trong thôn ai cũng muốn thắp cho người trưởng thôn một nén hương thành kính./.
Trong tiếng nấc nghẹn ngào, mắt đỏ hoe, bà Nguyễn Thị Thủy vợ ông Kỳ vẫn chưa hết bàng hoàng vì cái chết của chồng trong chuyến đưa hàng cứu trợ định mệnh đêm 18/10 đó.
Bà kể, đêm ấy mưa lớn như trút nước bất ngờ đổ dồn về Tường Lộc, nước rào rào đổ và dâng lên nhanh chóng bên mé sông Nghèn. Nước đập vách nhà ầm ầm như cả chục người gõ cửa. Nước xối thẳng vào nhà theo những khe hở. Chẳng mấy chốc, ngôi nhà nhỏ đã sâm sấp nước. Chính lúc đó, nhận được cuộc gọi từ xã đến nhận nhu yếu phẩm vào chia cho bà con trong thôn nhằm giúp họ chống đói, khát trong tình cảnh nước lũ dâng cao, ông Kỳ vội vã chuẩn bị thuyền và áo mưa đi ngay.
Nhìn chiếc thuyền tôn mỏng manh cứ chòng chành, xoay tít giữa biển nước, bà Thủy chột dạ, ngăn mãi không cho ông Kỳ đi. “Lúc ấy, tôi vẫn nhớ, ông cầm tay tôi, bảo cứ yên tâm ở nhà, ông chỉ đi một lát rồi về ngay. Bao nhiêu người còn đang sắp chết đói đến nơi, có chết ông ấy cũng phải mang mỳ tôm về cho dân,” bà Thủy nhớ lại.
18 giờ tối, chiếc thuyền mỏng manh bắt đầu hành trình vượt sông ra xã. Con đường thường ngày trải dài ximăng thẳng tắp giờ ngập trắng xóa. “Khi đi, ông dặn tôi và đứa con lớn ở nhà nước lũ dâng đến đâu thì leo đến đó, cố gắng đợi ông về,” bà Thủy nức nở.
Trong bộ quần áo mưa lỗ chỗ thủng, không mặc áo phao, ông Kỳ vội vã dùng mái chèo đẩy thuyền lao ra giữa trời mưa như trút nước. Bà Thủy không ngờ rằng, cái dáng ông một mình trên chiếc thuyền, hì hụi chèo đi vào đêm tối mênh mông nước lại là hình ảnh cuối cùng mà bà còn nhìn thấy ở ông.
Quệt ngang những giọt nước mắt đang lăn trên gò má, trong chiếc khăn tang trùm đầu, nhìn vào di ảnh quá cố của người chồng, bà Thủy lại bắt đầu câu chuyện khi nhận được hung tin ông đã vĩnh viễn rời xa trần thế.
Đúng 20 giờ tối, bão Tùng Lộc được gió quẩn góp sức ngày càng trở nên hung hãn. Gió giật tung những mái nhà lỏng lẻo. Gió cố bám lấy những con thuyền giữa lũ mà nhấn chìm, úp ngược. Ông Kỳ đã đi được 2 giờ. Ở nhà, cả gia đình vừa chạy lũ, vừa ngóng tin ông.
Nhiều người trong thôn kể lại rằng, suốt tối hôm đó, họ được ông Kỳ, người sũng nước, mặt tái trắng, mắt đỏ ngầu gõ cửa, gửi từng thùng mỳ tôm cứu đói. Đến nhà nào, ông cũng chỉ kịp neo lại con thuyền trước cửa, đẩy hàng cứu trợ vào rồi lại mải miết đi ngay. Người trưởng thôn gần 60 tuổi ấy đánh vật sóng dữ, gió hiểm trong suốt 2 giờ như thế.
Chuyến hàng thứ ba kết thúc, ông Kỳ thở phào như vừa trải qua một trận chiến sinh tử. Lúc này, cả người ông đã nặng trĩu nước. Đến xóm 2, cách nhà chỉ chừng nửa cây số thì thuyền ông bị lật úp. Khi những hộ dân quanh đó phát hiện được thì ông đã bị chết đuối do thuyền đè lên người không thoát ra được.
Nhiều người kể lại rằng, khi thấy ông qua địa điểm đó, nghe thấy tiếng nước động vỗ mạnh vào mạn thuyền và tiếng thất thanh của ông liền bơi thuyền ra. Nhưng do nước to, lại xa nên khi họ tới thì không kịp.
Giờ, ngồi lại với chúng tôi trong căn nhà cấp 4, mái ngói màu xám xịt vì bị rêu phủ, bức tường loang lổ vệt nước lũ để lại, bà Thủy vẫn khóc như ngày đầu nhận tin. Căn nhà nhỏ, mấy ngày nay hôm nào cũng có người đến hỏi thăm. Những người dân trong thôn ai cũng muốn thắp cho người trưởng thôn một nén hương thành kính./.
Mạnh Hùng (Vietnnam+)