Ngày 22/9, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã bày tỏ hy vọng vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên sẽ được giải quyết thông qua các biện pháp ngoại giao, đồng thời xác định đàm phán sáu bên - gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và hai miền Triều Tiên - là cơ chế hiệu quả để đạt mục đích.
Trong một nghị quyết được thông qua tại cuộc họp thường niên lần thứ 55 của IAEA, cơ quan gồm 151 thành viên này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ tuyên bố chung đạt được trong vòng đàm phán sáu bên lần thứ tư hôm 19/9/2005, theo đó Triều Tiên cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân và các chương trình hạt nhân, trong khi Mỹ khẳng định không có ý định tấn công hay xâm lược Triều Tiên bằng vũ khí hạt nhân cũng như vũ khí thông thường.
Nghị quyết cũng hoan nghênh nỗ lực của tất cả các bên liên quan nhằm sớm nối lại các cuộc đàm phán và kêu gọi một cách tiếp cận tổng thể, khả thi và chắc chắn trong việc thực hiện phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Nghị quyết của IAEA được đưa ra trong bối cảnh các bên liên quan đang tăng cường nỗ lực ngoại giao nhằm tái khởi động đàm phán sáu bên. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đặc phái viên của nước này về vấn đề bán đảo Triều Tiên, ông Vũ Đại Vĩ đã có cuộc hội đàm với Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Hàn Quốc Wi Sung-lac vào ngày 22/9.
Trước đó ngày 21/9, ông Wi Sung-lac đã có cuộc gặp "hữu ích" với người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong-ho tại Bắc Kinh. Phát biểu tại New York bên lề khóa họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết các cuộc đàm phán giữa hai miền Triều Tiên đã chứng tỏ "hai bên đều thực sự nghiêm túc hướng về phía trước". Trong khi đó, Mỹ và Triều Tiên cũng đang nỗ lực tổ chức vòng đàm phán song phương lần thứ hai, có thể vào đầu tháng 10 tới tại một nước thứ ba, nhằm thảo luận về thời hạn nối lại tiến trình đàm phán sáu bên.
Cùng ngày, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin các lãnh đạo tôn giáo hai miền Triều Tiên đã nhóm họp tại Bình Nhưỡng và nhất trí sẽ gặp gỡ nhau thường xuyên trong nỗ lực nhằm giúp làm dịu tình hình căng thẳng tại biên giới. Trong tuyên bố chung đưa ra sau cuộc gặp, các lãnh đạo tôn giáo hai miền Triều Tiên cũng nhất trí “tích cực nỗ lực làm dịu đối kháng và ngờ vực, tình hình căng thẳng và đối đầu, loại bỏ nguy cơ chiến tranh và bảo đảm hòa bình lâu bền"./.
Trong một nghị quyết được thông qua tại cuộc họp thường niên lần thứ 55 của IAEA, cơ quan gồm 151 thành viên này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ tuyên bố chung đạt được trong vòng đàm phán sáu bên lần thứ tư hôm 19/9/2005, theo đó Triều Tiên cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân và các chương trình hạt nhân, trong khi Mỹ khẳng định không có ý định tấn công hay xâm lược Triều Tiên bằng vũ khí hạt nhân cũng như vũ khí thông thường.
Nghị quyết cũng hoan nghênh nỗ lực của tất cả các bên liên quan nhằm sớm nối lại các cuộc đàm phán và kêu gọi một cách tiếp cận tổng thể, khả thi và chắc chắn trong việc thực hiện phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Nghị quyết của IAEA được đưa ra trong bối cảnh các bên liên quan đang tăng cường nỗ lực ngoại giao nhằm tái khởi động đàm phán sáu bên. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đặc phái viên của nước này về vấn đề bán đảo Triều Tiên, ông Vũ Đại Vĩ đã có cuộc hội đàm với Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Hàn Quốc Wi Sung-lac vào ngày 22/9.
Trước đó ngày 21/9, ông Wi Sung-lac đã có cuộc gặp "hữu ích" với người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong-ho tại Bắc Kinh. Phát biểu tại New York bên lề khóa họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết các cuộc đàm phán giữa hai miền Triều Tiên đã chứng tỏ "hai bên đều thực sự nghiêm túc hướng về phía trước". Trong khi đó, Mỹ và Triều Tiên cũng đang nỗ lực tổ chức vòng đàm phán song phương lần thứ hai, có thể vào đầu tháng 10 tới tại một nước thứ ba, nhằm thảo luận về thời hạn nối lại tiến trình đàm phán sáu bên.
Cùng ngày, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin các lãnh đạo tôn giáo hai miền Triều Tiên đã nhóm họp tại Bình Nhưỡng và nhất trí sẽ gặp gỡ nhau thường xuyên trong nỗ lực nhằm giúp làm dịu tình hình căng thẳng tại biên giới. Trong tuyên bố chung đưa ra sau cuộc gặp, các lãnh đạo tôn giáo hai miền Triều Tiên cũng nhất trí “tích cực nỗ lực làm dịu đối kháng và ngờ vực, tình hình căng thẳng và đối đầu, loại bỏ nguy cơ chiến tranh và bảo đảm hòa bình lâu bền"./.
(TTXVN/Vietnam+)