Ngân hàng trung ương Indonesia (ICB) vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế nước này trong năm nay và năm 2013, do tình hình kinh tế toàn cầu ảm đạm đã và đang tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á này.
Theo ICB, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia năm nay sẽ chỉ tăng khoảng 6,1-6,5%, so với mức tăng 6,3-6,7% đề ra ban đầu. Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2013 của đất nước “Vạn Đảo” cũng được hạ từ mức tăng 6,4-6,8% xuống còn khoảng 6,3-6,7%.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà tăng trưởng kinh tế của Indonesia là khá vững và đáng khích lệ. Tuy nhiên, cả IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) đều cảnh báo về nguy cơ bất ổn của nền kinh tế thế giới cũng như những thách thức mà Indonesia và các nước khác đang phải đối mặt.
IMF và WB đưa ra các mức dự báo về tăng trưởng kinh tế Indonesia trong năm nay lần lượt là 6,1% và 6%, so với mức tăng 6,5% năm ngoái.
Tổng Giám đốc điều hành IMF, Christine Lagarde cho rằng Indonesia cần có một chính sách tiền tệ khôn ngoan và tỷ giá trao đổi linh hoạt để bảo vệ nền kinh tế trước những rủi ro của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Bà Lagarde nói rằng Indonesia cần phải thu hút thêm nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dài hạn, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng tại quốc gia này.
ICB tin rằng lạm phát của Indonesia sẽ nằm trong mức mục tiêu 3,5%-5,5% năm nay.
Thể chế tài chính này cũng đã duy trì lãi suất ở mức 5,75% trong 5 tháng liên tiếp (kể từ tháng 2/2012), như một phần trong nỗ lực nhằm hỗ trợ đồng rupiah và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.
Xuất khẩu của Indonesia trong tháng 4/2012 giảm 8,5%, song các nhà hoạch định chính sách nước này hy vọng rằng nhu cầu trong nước lớn và hoạt động đầu tư gia tăng có thể giúp xuất khẩu tăng trở lại thời gian tới.
Xuất khẩu hiện đóng góp khoảng 26% cho nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này./.
Theo ICB, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia năm nay sẽ chỉ tăng khoảng 6,1-6,5%, so với mức tăng 6,3-6,7% đề ra ban đầu. Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2013 của đất nước “Vạn Đảo” cũng được hạ từ mức tăng 6,4-6,8% xuống còn khoảng 6,3-6,7%.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà tăng trưởng kinh tế của Indonesia là khá vững và đáng khích lệ. Tuy nhiên, cả IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) đều cảnh báo về nguy cơ bất ổn của nền kinh tế thế giới cũng như những thách thức mà Indonesia và các nước khác đang phải đối mặt.
IMF và WB đưa ra các mức dự báo về tăng trưởng kinh tế Indonesia trong năm nay lần lượt là 6,1% và 6%, so với mức tăng 6,5% năm ngoái.
Tổng Giám đốc điều hành IMF, Christine Lagarde cho rằng Indonesia cần có một chính sách tiền tệ khôn ngoan và tỷ giá trao đổi linh hoạt để bảo vệ nền kinh tế trước những rủi ro của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Bà Lagarde nói rằng Indonesia cần phải thu hút thêm nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dài hạn, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng tại quốc gia này.
ICB tin rằng lạm phát của Indonesia sẽ nằm trong mức mục tiêu 3,5%-5,5% năm nay.
Thể chế tài chính này cũng đã duy trì lãi suất ở mức 5,75% trong 5 tháng liên tiếp (kể từ tháng 2/2012), như một phần trong nỗ lực nhằm hỗ trợ đồng rupiah và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.
Xuất khẩu của Indonesia trong tháng 4/2012 giảm 8,5%, song các nhà hoạch định chính sách nước này hy vọng rằng nhu cầu trong nước lớn và hoạt động đầu tư gia tăng có thể giúp xuất khẩu tăng trở lại thời gian tới.
Xuất khẩu hiện đóng góp khoảng 26% cho nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này./.
Minh Trang (TTXVN)