Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Tập đoàn Ngân hàng Thế giới (World Bank Group) đã cam kết đầu tư 220 triệu USD vào các dự án cơ sở hạ tầng của Indonesia trong năm nay.
Đại diện IFC tại Indonesia, Novita Patricia Wund, cho biết cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu vẫn là thách thức phát triển lớn nhất của Indonesia, nên IFC muốn đạt mục tiêu kép, vừa tận dụng cơ hội đầu tư này vừa hỗ trợ Indonesia thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bà Novita Patricia Wund nói: “Tắc nghẽn cơ sở hạ tầng là rào cản lớn nhất đối với việc phát huy các tiềm năng phát triển kinh tế của Indonesia,” đồng thời cho biết IFC đầu tư chủ yếu vào các dự án xây dựng đường giao thông thu phí và làm sạch nguồn nước ở Indonesia.
IFC cũng đã đồng ý cấp một khoản vay trị giá 75 triệu USD trong năm 2012 cho PT Bank Permata Tbk để ngân hàng này tài trợ cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo, và đây sẽ là một lĩnh vực ưu tiên đầu tư của IFC tại Indonesia trong thời gian tới.
Giám đốc phụ trách đầu tư của IFC, Lamtiurida Hutabarat, nói rằng tiềm năng năng lượng tái tạo, cũng như cơ hội đầu tư và triển vọng sinh lời đầu tư vào lĩnh vực này ở Indonesia là rất lớn. IFC đã đầu tư như vậy và gặt hái thành công ở Philippines, Trung Quốc và Ấn Độ.
Chẳng hạn các dự án về năng lượng tái tạo trong khuôn khổ Chương trình Năng lượng Bền vững (SEF) do IFC hợp tác với ngành ngân hàng Philippines thực hiện trong 3 năm đã đạt hiệu quả cao và đem lại những lợi ích rất thiết thực khi tiết kiệm được 30% lượng điện sử dụng (142.087 MW), tạo ra được 208.206 MW năng lượng sạch, và giảm được 716.744 tấn khí thải CO2.
Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia (Bappenas) Indonesia ước tính rằng để tháo gỡ được sự tắc nghẽn cơ sở hạ tầng, Indonesia cần đầu tư tới 225 tỷ USD vào lĩnh vực này trong giai đoạn 2011-2013.
Trong khi đó, trên cơ sở dữ liệu gần đây của các công ty tư vấn và nghiên cứu, Tập đoàn Oxford Business Group (OBG) cho rằng Indonesia cần phải chi cho cơ sở hạ tầng ít nhất 70 tỷ USD/năm trong 5 năm tới để duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế 6-7%/năm./.
Đại diện IFC tại Indonesia, Novita Patricia Wund, cho biết cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu vẫn là thách thức phát triển lớn nhất của Indonesia, nên IFC muốn đạt mục tiêu kép, vừa tận dụng cơ hội đầu tư này vừa hỗ trợ Indonesia thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bà Novita Patricia Wund nói: “Tắc nghẽn cơ sở hạ tầng là rào cản lớn nhất đối với việc phát huy các tiềm năng phát triển kinh tế của Indonesia,” đồng thời cho biết IFC đầu tư chủ yếu vào các dự án xây dựng đường giao thông thu phí và làm sạch nguồn nước ở Indonesia.
IFC cũng đã đồng ý cấp một khoản vay trị giá 75 triệu USD trong năm 2012 cho PT Bank Permata Tbk để ngân hàng này tài trợ cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo, và đây sẽ là một lĩnh vực ưu tiên đầu tư của IFC tại Indonesia trong thời gian tới.
Giám đốc phụ trách đầu tư của IFC, Lamtiurida Hutabarat, nói rằng tiềm năng năng lượng tái tạo, cũng như cơ hội đầu tư và triển vọng sinh lời đầu tư vào lĩnh vực này ở Indonesia là rất lớn. IFC đã đầu tư như vậy và gặt hái thành công ở Philippines, Trung Quốc và Ấn Độ.
Chẳng hạn các dự án về năng lượng tái tạo trong khuôn khổ Chương trình Năng lượng Bền vững (SEF) do IFC hợp tác với ngành ngân hàng Philippines thực hiện trong 3 năm đã đạt hiệu quả cao và đem lại những lợi ích rất thiết thực khi tiết kiệm được 30% lượng điện sử dụng (142.087 MW), tạo ra được 208.206 MW năng lượng sạch, và giảm được 716.744 tấn khí thải CO2.
Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia (Bappenas) Indonesia ước tính rằng để tháo gỡ được sự tắc nghẽn cơ sở hạ tầng, Indonesia cần đầu tư tới 225 tỷ USD vào lĩnh vực này trong giai đoạn 2011-2013.
Trong khi đó, trên cơ sở dữ liệu gần đây của các công ty tư vấn và nghiên cứu, Tập đoàn Oxford Business Group (OBG) cho rằng Indonesia cần phải chi cho cơ sở hạ tầng ít nhất 70 tỷ USD/năm trong 5 năm tới để duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế 6-7%/năm./.
Việt Tú (TTXVN)