Ngày 13/7, Tổ chức Tài chính Quốc tế tại Việt Nam (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, cho biết tổ chức này sẽ cung cấp cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) khoản vay 10 triệu USD.
Khoản vay nhằm mở rộng tín dụng USD cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động giữa bối cảnh thắt chặt tín dụng toàn cầu.
OCB sẽ là một trong hai ngân hàng đầu tiên tham gia chương trình hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam mới triển khai của IFC. Chương trình sẽ cung cấp tín dụng USD hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các ngân hàng trong nước.
Ông Simon Andrews, Giám đốc khu vực của IFC tại Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào, cho biết IFC cam kết cải thiện thanh khoản USD cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, tạo điều kiện cho các ngân hàng đảm bảo cung cấp vốn tới doanh nghiệp vừa và nhỏ. IFC mong muốn sẽ có thêm nhiều đối tác ngân hàng tham gia chương trình mới này, từ đó tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng.
Ông Nguyễn Đình Tùng, quyền Tổng giám đốc OCB cho biết doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng khách hàng trọng tâm của OCB, do đó OCB cam kết mở rộng tín dụng hỗ trợ đến nhóm khách hàng này. Việc tham gia chương trình hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam của IFC sẽ giúp OCB mở rộng cung cấp tín dụng USD cho các doanh nghiệp này, giúp họ đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh trong điều kiện kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm.
Trong năm năm qua, IFC đã hỗ trợ hơn 1 tỷ USD cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ tại Việt Nam thông qua chương trình tài trợ thương mại toàn cầu. IFC đã hợp tác với OCB từ năm 2011. Thông qua chương trình tài trợ thương mại toàn cầu, IFC đã cung cấp các khoản bảo lãnh thương mại lên đến 20 triệu USD cho OCB.
Vào tháng 5/2012, OCB cũng đã nhận từ IFC gói tín dụng trị giá 25 triệu USD để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc điều hành.
Ngoài OCB, IFC cũng sẽ cấp tín dụng cho ngân hàngTechcombank thông qua chương trình hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam./.
Khoản vay nhằm mở rộng tín dụng USD cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động giữa bối cảnh thắt chặt tín dụng toàn cầu.
OCB sẽ là một trong hai ngân hàng đầu tiên tham gia chương trình hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam mới triển khai của IFC. Chương trình sẽ cung cấp tín dụng USD hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các ngân hàng trong nước.
Ông Simon Andrews, Giám đốc khu vực của IFC tại Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào, cho biết IFC cam kết cải thiện thanh khoản USD cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, tạo điều kiện cho các ngân hàng đảm bảo cung cấp vốn tới doanh nghiệp vừa và nhỏ. IFC mong muốn sẽ có thêm nhiều đối tác ngân hàng tham gia chương trình mới này, từ đó tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng.
Ông Nguyễn Đình Tùng, quyền Tổng giám đốc OCB cho biết doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng khách hàng trọng tâm của OCB, do đó OCB cam kết mở rộng tín dụng hỗ trợ đến nhóm khách hàng này. Việc tham gia chương trình hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam của IFC sẽ giúp OCB mở rộng cung cấp tín dụng USD cho các doanh nghiệp này, giúp họ đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh trong điều kiện kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm.
Trong năm năm qua, IFC đã hỗ trợ hơn 1 tỷ USD cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ tại Việt Nam thông qua chương trình tài trợ thương mại toàn cầu. IFC đã hợp tác với OCB từ năm 2011. Thông qua chương trình tài trợ thương mại toàn cầu, IFC đã cung cấp các khoản bảo lãnh thương mại lên đến 20 triệu USD cho OCB.
Vào tháng 5/2012, OCB cũng đã nhận từ IFC gói tín dụng trị giá 25 triệu USD để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc điều hành.
Ngoài OCB, IFC cũng sẽ cấp tín dụng cho ngân hàngTechcombank thông qua chương trình hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)