Ngày 21/12/2011 tại Hà Nội, IFC - thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới đã gia tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế (VIB), tạo điều kiện để ngân hàng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu, gia tăng nguồn thu ngoại tệ và tạo thêm việc làm.
Trong khuôn khổ Chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu (GTFP), IFC đã nâng hạn mức tài trợ cho VIB lên 30 triệu USD dù thanh khoản toàn cầu đang bị thu hẹp.
Kể từ khi tham gia chương trình vào tháng 5/2011, VIB đã mở rộng tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành xuất nhập khẩu chủ chốt.
Bà Dương Thị Mai Hoa, Tổng Giám đốc VIB, cho biết việc gia tăng hạn mức tài trợ thương mại này đã giúp VIB tăng cường đáng kể năng lực bảo lãnh rủi ro thanh toán khi tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt khi mà các nguồn tài trợ thương mại khác bị thu hẹp.
“Tham gia vào mạng lưới hơn 400 ngân hàng của GTFP, VIB sẽ được các ngân hàng đối tác trên toàn cầu biết đến, giúp mở rộng khả năng tiếp cận các thị trường mới,” bà Hoa nhấn mạnh.
VIB là một trong những ngân hàng gần đây nhất tham gia vào GTFP kể từ khi chương trình được triển khai tại Việt Nam năm 2007.
Ông Simon Andrews, Giám đốc khu vực của IFC, phụ trách Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan cũng cho rằng, việc IFC tiếp tục tài trợ thương mại cho VIB là một ví dụ cụ thể cho thấy IFC đã hợp tác hiệu quả với các ngân hàng trong nước để hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì hoạt động xuất nhập khẩu và đóng góp cho sự tăng trưởng ổn định của họ, đặc biệt trong thời kỳ khó khăn về thanh khoản. Qua đó cũng thể hiện rõ cam kết của IFC giúp tăng cường và hỗ trợ sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.
Từ lúc triển khai vào năm 2005, Chương trình GTFP của IFC đã thực hiện hơn 10.000 khoản bảo lãnh, hỗ trợ các giao dịch xuất nhập khẩu trị giá 14,3 tỷ USD ở các nền kinh tế mới nổi. Chương trình GTFP giúp mở rộng và nâng cao năng lực tài trợ thương mại của các ngân hàng nội địa đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại những thị trường mà các nguồn tài trợ thương mại còn bị hạn chế.
Thông qua chương trình này, IFC đã ký hợp đồng khung với hơn 200 ngân hàng phát hành tại hơn 90 nước đang phát triển và thiết lập một mạng lưới hơn 400 ngân hàng tham gia GTFP trên khắp toàn cầu. Tính riêng trong năm tài chính 2011, 53% tổng giá trị tài trợ đã được thực hiện ở các nước nghèo nhất thế giới và 79% là để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ./.
Trong khuôn khổ Chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu (GTFP), IFC đã nâng hạn mức tài trợ cho VIB lên 30 triệu USD dù thanh khoản toàn cầu đang bị thu hẹp.
Kể từ khi tham gia chương trình vào tháng 5/2011, VIB đã mở rộng tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành xuất nhập khẩu chủ chốt.
Bà Dương Thị Mai Hoa, Tổng Giám đốc VIB, cho biết việc gia tăng hạn mức tài trợ thương mại này đã giúp VIB tăng cường đáng kể năng lực bảo lãnh rủi ro thanh toán khi tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt khi mà các nguồn tài trợ thương mại khác bị thu hẹp.
“Tham gia vào mạng lưới hơn 400 ngân hàng của GTFP, VIB sẽ được các ngân hàng đối tác trên toàn cầu biết đến, giúp mở rộng khả năng tiếp cận các thị trường mới,” bà Hoa nhấn mạnh.
VIB là một trong những ngân hàng gần đây nhất tham gia vào GTFP kể từ khi chương trình được triển khai tại Việt Nam năm 2007.
Ông Simon Andrews, Giám đốc khu vực của IFC, phụ trách Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan cũng cho rằng, việc IFC tiếp tục tài trợ thương mại cho VIB là một ví dụ cụ thể cho thấy IFC đã hợp tác hiệu quả với các ngân hàng trong nước để hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì hoạt động xuất nhập khẩu và đóng góp cho sự tăng trưởng ổn định của họ, đặc biệt trong thời kỳ khó khăn về thanh khoản. Qua đó cũng thể hiện rõ cam kết của IFC giúp tăng cường và hỗ trợ sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.
Từ lúc triển khai vào năm 2005, Chương trình GTFP của IFC đã thực hiện hơn 10.000 khoản bảo lãnh, hỗ trợ các giao dịch xuất nhập khẩu trị giá 14,3 tỷ USD ở các nền kinh tế mới nổi. Chương trình GTFP giúp mở rộng và nâng cao năng lực tài trợ thương mại của các ngân hàng nội địa đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại những thị trường mà các nguồn tài trợ thương mại còn bị hạn chế.
Thông qua chương trình này, IFC đã ký hợp đồng khung với hơn 200 ngân hàng phát hành tại hơn 90 nước đang phát triển và thiết lập một mạng lưới hơn 400 ngân hàng tham gia GTFP trên khắp toàn cầu. Tính riêng trong năm tài chính 2011, 53% tổng giá trị tài trợ đã được thực hiện ở các nước nghèo nhất thế giới và 79% là để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ./.
Minh Thúy (Vietnam+)