IMF: Các nền kinh tế châu Á-TBD dễ bị tổn thương

Theo IMF, các nền kinh tế tăng trưởng lạc quan nhất trong khu vực dễ bị tổn thương trước diễn biến tiêu cực của các nền kinh tế khác.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 4/11 cảnh báo mặc dù tiếp tục tăng trưởng lạcquan trong năm 2011 và 2012, song các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương vẫnđang đứng trước những thách thức lớn trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu khôngổn định.

Phát biểu tại Học viện Quản lý châu Á ở Manila (Philippines), Phó Giám đốcđiều hành IMF Naoyuki Shinohara nhấn mạnh các nền kinh tế tăng trưởng lạc quannhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn dễ bị tổn thương trước những diễnbiến tiêu cực của các nền kinh tế khác trên thế giới.

Mặc dù trao đổi thương mại trong nội bộ châu Á-Thái Bình Dương tăng mạnhtrong thập kỷ qua, nhưng châu Á vẫn phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài. Trong khiđó, nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn nguy hiểm với triển vọng tăngtrưởng ảm đạm và đối mặt với những nguy cơ lớn.

Cùng với sự bất ổn tài chính ở các nền kinh tế phát triển đã lan sang khu vựcchâu Á và những căng thẳng tài chính tiếp tục leo thang, khu vực châu Á-TháiBình Dương đang đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái. Dự đoán, các nền kinh tếASEAN nhiều khả năng sẽ tăng trưởng chậm lại đáng kể trong năm 2011 và 2012.

IMF cảnh báo tình trạng hoảng loạn trên thị trường chứng khoán châu Á trongnhững tháng qua cho thấy bất cứ biến động nào tại Khu vực đồng euro cũngtác động mạnh đến châu Á. Vì thế, các nhà hoạch định chính sách châu Á cần cảnhgiác và phản ứng mau lẹ trước những nguy cơ tương tự như thời điểm xảy ra cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009.

Theo IMF, sự suy thoái kéo dài của các nền kinh tế phát triển là bài học đểchâu Á-Thái Bình Dương nhanh chóng chuyển đổi mô hình phát triển. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần thực hiện chính sách tái cân bằng và duy trì tỷ giá hốiđoái linh hoạt, chuyển động lực tăng trưởng từ xuất khẩu sang kích thích nhu cầutrong nước và đảm bảo tăng trưởng mang tính phổ quát hơn để thúc đẩy sự tăngtrưởng công bằng hơn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Người dân mua sắm tại siêu thị ở Bangkok (Thái Lan). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Kinh tế Thái Lan có dấu hiệu phục hồi tích cực

Kinh tế Thái Lan đang có những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ kể từ năm 2024, chủ yếu nhờ hoạt động xuất khẩu, du lịch và các dự án đầu tư, bất chấp các vấn đề nợ hộ gia đình và nợ phi chính thức.