Trong một báo cáo công bố ngày 25/9, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu vẫn rất phức tạp do công cuộc cải cách bị sa lầy trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Báo cáo về "Sự ổn định tài chính toàn cầu" nêu rõ lãi suất của các ngân hàng trung ương thấp kỷ lục có thể dẫn đến các vấn đề trong tương lai bằng cách khuyến khích sự rủi ro quá mức, điều mà những cải cách đang cố gắng kiềm chế.
IMF cho biết hệ thống tài chính thay đổi quá ít trong năm năm qua kể từ sau khủng hoảng tài chính vừa qua khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Hệ thống tài chính vẫn quá phức tạp trong khi tình trạng định chế "quá lớn để sụp đổ" vẫn chưa chấm dứt, do đó vẫn dễ bị tổn thương.
Giám đốc phụ trách thị trường vốn và tiền tệ Laura Kodres của IMF cũng chung nhận định khi cho rằng bất chấp những cải cách, cấu trúc hệ thống tài chính toàn cầu vẫn không thay đổi so với thời kỳ trước khủng hoảng.
IMF cũng cảnh báo nếu không có các chính sách phù hợp, các nền kinh tế có mức độ hội nhập càng cao sẽ càng dễ bị ảnh hưởng bởi tác động lan truyền từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác. IMF đặc biệt đề cập đến các ngân hàng ở Mỹ và châu Âu, song cũng nêu rõ các nền kinh tế mới nổi cũng không tránh khỏi nguy cơ này.
Theo IMF, cần có sự thảo luận quốc tế về việc liệu có nên áp đặt các hạn chế đối với các mô hình kinh doanh tài chính nhất định và đặt ra các tiêu chuẩn với các định chế tài chính phi ngân hàng hay không. Lâu nay, các định chế này hoạt động phần lớn không theo quy tắc điều tiết do đó có thể coi là rủi ro đối với hệ thống tài chính nói chung.
Về vấn đề dự phòng đối phó với khủng hoảng, IMF cho rằng một số vấn đề vẫn tồn đọng bất chấp việc các nhà quản lý đã nâng tỷ lệ dự trữ an toàn vốn đối với các ngân hàng.
Tổng Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde ngày 24/9 trong bài phát biểu tại thủ đô Washington của Mỹ nêu rõ diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurrozne), các chính sách tài chính bị bế tắc tại chính trường Mỹ trong năm bầu cử 2012, cũng như đà phát triển chậm lại của các nền kinh tế ở châu Á đang trở thành mối lo thực sự, làm chậm đà phục hồi vẫn còn rất yếu của nền kinh tế toàn cầu./.
Báo cáo về "Sự ổn định tài chính toàn cầu" nêu rõ lãi suất của các ngân hàng trung ương thấp kỷ lục có thể dẫn đến các vấn đề trong tương lai bằng cách khuyến khích sự rủi ro quá mức, điều mà những cải cách đang cố gắng kiềm chế.
IMF cho biết hệ thống tài chính thay đổi quá ít trong năm năm qua kể từ sau khủng hoảng tài chính vừa qua khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Hệ thống tài chính vẫn quá phức tạp trong khi tình trạng định chế "quá lớn để sụp đổ" vẫn chưa chấm dứt, do đó vẫn dễ bị tổn thương.
Giám đốc phụ trách thị trường vốn và tiền tệ Laura Kodres của IMF cũng chung nhận định khi cho rằng bất chấp những cải cách, cấu trúc hệ thống tài chính toàn cầu vẫn không thay đổi so với thời kỳ trước khủng hoảng.
IMF cũng cảnh báo nếu không có các chính sách phù hợp, các nền kinh tế có mức độ hội nhập càng cao sẽ càng dễ bị ảnh hưởng bởi tác động lan truyền từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác. IMF đặc biệt đề cập đến các ngân hàng ở Mỹ và châu Âu, song cũng nêu rõ các nền kinh tế mới nổi cũng không tránh khỏi nguy cơ này.
Theo IMF, cần có sự thảo luận quốc tế về việc liệu có nên áp đặt các hạn chế đối với các mô hình kinh doanh tài chính nhất định và đặt ra các tiêu chuẩn với các định chế tài chính phi ngân hàng hay không. Lâu nay, các định chế này hoạt động phần lớn không theo quy tắc điều tiết do đó có thể coi là rủi ro đối với hệ thống tài chính nói chung.
Về vấn đề dự phòng đối phó với khủng hoảng, IMF cho rằng một số vấn đề vẫn tồn đọng bất chấp việc các nhà quản lý đã nâng tỷ lệ dự trữ an toàn vốn đối với các ngân hàng.
Tổng Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde ngày 24/9 trong bài phát biểu tại thủ đô Washington của Mỹ nêu rõ diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurrozne), các chính sách tài chính bị bế tắc tại chính trường Mỹ trong năm bầu cử 2012, cũng như đà phát triển chậm lại của các nền kinh tế ở châu Á đang trở thành mối lo thực sự, làm chậm đà phục hồi vẫn còn rất yếu của nền kinh tế toàn cầu./.
(TTXVN)