Theo báo Bưu điện Tài chính, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách Canada rằng không nên thúc đẩy quá mạnh các chương trình thắt lưng buộc bụng khi kinh tế Canada vẫn yếu và dễ tổn thương trước những cơn sốc.
Trong dự báo kinh tế mới nhất được công bố ngày 16/4, IMF dự báo kinh tế Canada dự kiến chỉ tăng trưởng 1,5% năm nay so với mức tăng 1,8% của năm 2012, và có thể tăng lên 2,4% trong năm 2014.
IMF cũng đồng thời cảnh báo rằng những rủi ro đối với Canada chủ yếu đang nghiêng về phía bất lợi, với mức tăng trưởng kinh tế của quốc gia Bắc Mỹ này sẽ thấp hơn nếu cuộc khủng hoảng kinh tế châu Âu thêm tồi tệ, Mỹ không tăng trưởng mạnh như dự kiến, giá hàng hóa giảm và nợ của các hộ gia đình tăng.
Báo cáo của IMF viết: "Thách thức chủ chốt đối với các nhà hoạch định chính sách Canada là hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn, trong khi tổn thương có thể nổi lên do những cơn sốc bên ngoài và những mất cân bằng bên trong. Mặc dù củng cố tài chính là cần thiết để tái thiết không gian tài chính chống lại các cơn sốc trong tương lai, nhưng Canada nên cho phép những nhân tố ổn định tự động được vận hành hoàn toàn nếu tăng trưởng suy yếu hơn nữa."
Tuyên bố trên dường như vừa ủng hộ ngân sách mới nhất của Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty, không tăng thêm các biện pháp thắt lưng buộc bụng, trong khi cũng nhấn mạnh rằng nếu tình hình xấu hơn, Ottawa nên nới lỏng các nhân tố ổn định kinh tế như bảo hiểm thất nghiệp và các hệ thống hỗ trợ khác để thúc đẩy tăng trưởng.
Báo cáo của IMF không đề cập đến thời hạn tự ấn định của ông Flaherty về việc cân bằng ngân sách vào năm 2015, khi Canada tổ chức cuộc tổng tuyển cử sắp tới.
IMF cũng tư vấn cho Ngân hàng trung ương Canada rằng không nên thắt chặt chính sách tiền tệ nếu nền kinh tế chưa được cải thiện. Báo cáo của IMF viết: "Lập trường chính sách tiền tệ hiện nay là thích hợp và việc bắt đầu chu kỳ thắt chặt tiền tệ nên được trì hoãn cho đến khi tăng trưởng mạnh trở lại."
Tuần trước, 7/9 thành viên của hội đồng chính sách tiền tệ không chính thức của Viện nghiên cứu C.D. Howe đã khuyến nghị rằng Canada nên giữ chính sách tỷ lệ lãi suất 1%, trong khi hai thành viên còn lại kêu gọi cắt giảm lãi suất xuống còn 0,75%. Đồng thời, hội đồng này cũng khuyến nghị Thống đốc Ngân hàng trung ương Canada Mark Carney nên bỏ ngụ ý tăng lãi suất và có một lập trường trung dung, một dấu hiệu với các thị trường rằng lãi suất dường như sẽ không đổi cho tới sang năm.
Báo cáo của IMF dự báo một số cải thiện của kinh tế Canada trong hai năm tới, với tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức gần 7,2% như hiện nay, mặc dù cán cân tài khoản vãng lai của Canada với thế giới vẫn thâm hụt tương đối cao.
Một điểm đáng lưu ý rằng IMF không còn coi Canada là động cơ tăng trưởng của các nền kinh tế G-7.
Mặc dù có thành tích kinh tế cao hơn các thành viên G-7 châu Âu, nhưng tỷ lệ tăng trưởng của Canada dự kiến thấp hơn Mỹ trong các năm 2012, 2013 và 2014.
Mức tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển khác nằm ngoài Nhóm G-7 như các nước Bắc Âu (Scandinavia), Australia và New Zealand được dự báo cũng cao hơn của Canada.
Trong tương lai, IMF dự báo hai nhân tố cản trở nền kinh tế Canada là mức nợ hộ gia đình cao và một thị trường nhà đất hạ nhiệt.
Báo cáo của IMF viết: "Đầu tư kinh doanh và xuất khẩu ròng sẽ được lợi từ sự phục hồi của Mỹ, nhưng nợ hộ gia đình cao và khu vực nhà đất tiếp tục hạ nhiệt sẽ hạn chế nhu cầu trong nước."/.
Trong dự báo kinh tế mới nhất được công bố ngày 16/4, IMF dự báo kinh tế Canada dự kiến chỉ tăng trưởng 1,5% năm nay so với mức tăng 1,8% của năm 2012, và có thể tăng lên 2,4% trong năm 2014.
IMF cũng đồng thời cảnh báo rằng những rủi ro đối với Canada chủ yếu đang nghiêng về phía bất lợi, với mức tăng trưởng kinh tế của quốc gia Bắc Mỹ này sẽ thấp hơn nếu cuộc khủng hoảng kinh tế châu Âu thêm tồi tệ, Mỹ không tăng trưởng mạnh như dự kiến, giá hàng hóa giảm và nợ của các hộ gia đình tăng.
Báo cáo của IMF viết: "Thách thức chủ chốt đối với các nhà hoạch định chính sách Canada là hỗ trợ tăng trưởng trong ngắn hạn, trong khi tổn thương có thể nổi lên do những cơn sốc bên ngoài và những mất cân bằng bên trong. Mặc dù củng cố tài chính là cần thiết để tái thiết không gian tài chính chống lại các cơn sốc trong tương lai, nhưng Canada nên cho phép những nhân tố ổn định tự động được vận hành hoàn toàn nếu tăng trưởng suy yếu hơn nữa."
Tuyên bố trên dường như vừa ủng hộ ngân sách mới nhất của Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty, không tăng thêm các biện pháp thắt lưng buộc bụng, trong khi cũng nhấn mạnh rằng nếu tình hình xấu hơn, Ottawa nên nới lỏng các nhân tố ổn định kinh tế như bảo hiểm thất nghiệp và các hệ thống hỗ trợ khác để thúc đẩy tăng trưởng.
Báo cáo của IMF không đề cập đến thời hạn tự ấn định của ông Flaherty về việc cân bằng ngân sách vào năm 2015, khi Canada tổ chức cuộc tổng tuyển cử sắp tới.
IMF cũng tư vấn cho Ngân hàng trung ương Canada rằng không nên thắt chặt chính sách tiền tệ nếu nền kinh tế chưa được cải thiện. Báo cáo của IMF viết: "Lập trường chính sách tiền tệ hiện nay là thích hợp và việc bắt đầu chu kỳ thắt chặt tiền tệ nên được trì hoãn cho đến khi tăng trưởng mạnh trở lại."
Tuần trước, 7/9 thành viên của hội đồng chính sách tiền tệ không chính thức của Viện nghiên cứu C.D. Howe đã khuyến nghị rằng Canada nên giữ chính sách tỷ lệ lãi suất 1%, trong khi hai thành viên còn lại kêu gọi cắt giảm lãi suất xuống còn 0,75%. Đồng thời, hội đồng này cũng khuyến nghị Thống đốc Ngân hàng trung ương Canada Mark Carney nên bỏ ngụ ý tăng lãi suất và có một lập trường trung dung, một dấu hiệu với các thị trường rằng lãi suất dường như sẽ không đổi cho tới sang năm.
Báo cáo của IMF dự báo một số cải thiện của kinh tế Canada trong hai năm tới, với tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức gần 7,2% như hiện nay, mặc dù cán cân tài khoản vãng lai của Canada với thế giới vẫn thâm hụt tương đối cao.
Một điểm đáng lưu ý rằng IMF không còn coi Canada là động cơ tăng trưởng của các nền kinh tế G-7.
Mặc dù có thành tích kinh tế cao hơn các thành viên G-7 châu Âu, nhưng tỷ lệ tăng trưởng của Canada dự kiến thấp hơn Mỹ trong các năm 2012, 2013 và 2014.
Mức tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển khác nằm ngoài Nhóm G-7 như các nước Bắc Âu (Scandinavia), Australia và New Zealand được dự báo cũng cao hơn của Canada.
Trong tương lai, IMF dự báo hai nhân tố cản trở nền kinh tế Canada là mức nợ hộ gia đình cao và một thị trường nhà đất hạ nhiệt.
Báo cáo của IMF viết: "Đầu tư kinh doanh và xuất khẩu ròng sẽ được lợi từ sự phục hồi của Mỹ, nhưng nợ hộ gia đình cao và khu vực nhà đất tiếp tục hạ nhiệt sẽ hạn chế nhu cầu trong nước."/.
D.Hoa (TTXVN)