Nhân kết thúc kỳ họp hàng năm giữa Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Nhóm châu Âu, ngày 20/6, Quyền Giám đốc điều hành IMF John Lipsky, đã kêu gọi châu Âu tăng cường hội nhập kinh tế sâu rộng hơn để đảm bảo tăng trưởng kinh tế lành mạnh và ổn định.
Cuộc đối thoại xây dựng và toàn diện truyền thống hàng năm giữa IMF và Nhóm châu Âu năm 2011 là đặc biệt, không chỉ vì IMF tham gia cứu giúp nhiều nền kinh tế châu Âu khỏi nguy cơ sụp đổ, mà còn vì cuộc đối thoại lần này đánh giá khuôn khổ ổn định tài chính của Liên minh châu Âu (EU) và tác động của khu vực kinh tế đồng euro và các chính sách của khu vực này đến nền kinh tế toàn cầu.
Ông Lipsky nhấn mạnh sự phục hồi của các nền kinh tế châu Âu tuy lành mạnh nhưng cuộc khủng hoảng nợ công vẫn là nguy cơ lớn, đòi hỏi các nước châu Âu phải tiếp tục hành động để tránh các hiểm họa không thể lường trước và tránh để cuộc khủng hoảng này tràn sang các khu vực khác của nền kinh tế thế giới.
Các nỗ lực của châu Âu nhằm đảm bảo liên minh tiền tệ năng động và có sức bật cao cần được đẩy nhanh. Trong bối cảnh này, chỉ có đường lối hợp tác và gắn kết với nhau mới đảm bảo châu Âu xử lý khủng hoảng nợ thành công.
Quyền Giám đốc điều hành IMF khẳng định để hội nhập hơn nữa, đòi hỏi châu Âu tiếp tục thúc đẩy các cam kết cải tổ và điều chỉnh nền kinh tế ở mỗi nước, bao gồm cải tổ cơ cấu sâu rộng, đặc biệt khu vực ngân hàng, tư nhân hóa, tiếp tục hỗ trợ tài chính cho khu vực kinh tế đồng euro và mở cửa thị trường cho cạnh tranh và quyền sở hữu của nước ngoài.
Tiến trình tăng trưởng kinh tế lành mạnh và ổn định cần thông qua tiến trình hội nhập và gắn kết kinh tế hơn nữa với khuôn khổ ổn định tài chính được nhất thể hóa và tiếp tục tăng cường quản trị tốt hơn đối với nền kinh tế.
Ông Lipsky nhấn mạnh các nghiên cứu của IMF cho thấy với việc châu Âu thúc đẩy đường lối hội nhập và gắn kết kinh tế lớn hơn trong khu vực kinh tế đồng euro, sẽ hạn chế nguy cơ khủng hoảng nợ cũng như các tác động kinh tế bất lợi khác của châu Âu tràn sang các khu vực khác của thế giới.
Tuy nhiên, ông cảnh báo nguy cơ này sẽ lớn hơn nếu nó lan đến khu vực ngân hàng, vì vậy, thành công trong quản lý nợ công, hội nhập kinh tế lớn hơn và tăng cường quản trị nền kinh tế không chỉ có lợi cho khu vực đồng euro mà cho cả nền kinh tế toàn cầu./.
Cuộc đối thoại xây dựng và toàn diện truyền thống hàng năm giữa IMF và Nhóm châu Âu năm 2011 là đặc biệt, không chỉ vì IMF tham gia cứu giúp nhiều nền kinh tế châu Âu khỏi nguy cơ sụp đổ, mà còn vì cuộc đối thoại lần này đánh giá khuôn khổ ổn định tài chính của Liên minh châu Âu (EU) và tác động của khu vực kinh tế đồng euro và các chính sách của khu vực này đến nền kinh tế toàn cầu.
Ông Lipsky nhấn mạnh sự phục hồi của các nền kinh tế châu Âu tuy lành mạnh nhưng cuộc khủng hoảng nợ công vẫn là nguy cơ lớn, đòi hỏi các nước châu Âu phải tiếp tục hành động để tránh các hiểm họa không thể lường trước và tránh để cuộc khủng hoảng này tràn sang các khu vực khác của nền kinh tế thế giới.
Các nỗ lực của châu Âu nhằm đảm bảo liên minh tiền tệ năng động và có sức bật cao cần được đẩy nhanh. Trong bối cảnh này, chỉ có đường lối hợp tác và gắn kết với nhau mới đảm bảo châu Âu xử lý khủng hoảng nợ thành công.
Quyền Giám đốc điều hành IMF khẳng định để hội nhập hơn nữa, đòi hỏi châu Âu tiếp tục thúc đẩy các cam kết cải tổ và điều chỉnh nền kinh tế ở mỗi nước, bao gồm cải tổ cơ cấu sâu rộng, đặc biệt khu vực ngân hàng, tư nhân hóa, tiếp tục hỗ trợ tài chính cho khu vực kinh tế đồng euro và mở cửa thị trường cho cạnh tranh và quyền sở hữu của nước ngoài.
Tiến trình tăng trưởng kinh tế lành mạnh và ổn định cần thông qua tiến trình hội nhập và gắn kết kinh tế hơn nữa với khuôn khổ ổn định tài chính được nhất thể hóa và tiếp tục tăng cường quản trị tốt hơn đối với nền kinh tế.
Ông Lipsky nhấn mạnh các nghiên cứu của IMF cho thấy với việc châu Âu thúc đẩy đường lối hội nhập và gắn kết kinh tế lớn hơn trong khu vực kinh tế đồng euro, sẽ hạn chế nguy cơ khủng hoảng nợ cũng như các tác động kinh tế bất lợi khác của châu Âu tràn sang các khu vực khác của thế giới.
Tuy nhiên, ông cảnh báo nguy cơ này sẽ lớn hơn nếu nó lan đến khu vực ngân hàng, vì vậy, thành công trong quản lý nợ công, hội nhập kinh tế lớn hơn và tăng cường quản trị nền kinh tế không chỉ có lợi cho khu vực đồng euro mà cho cả nền kinh tế toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)