Nhằm xác định chính xác, kịp thời và ngăn chặn hiệu quả hơn các cuộc khủng hoảng kinh tế trong tương lai cũng như các mối đe dọa nền kinh tế toàn cầu, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã quyết định đổi mới phương thức đánh giá nguy cơ và triển vọng của các nền kinh tế trên thế giới.
Phát biểu ngày 1/11, Tổng Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde nhấn mạnh thất bại của IMF trong việc không phát hiện được các nhân tố dễ gây tổn thương cũng như các nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng mới đây là một điều đáng xấu hổ và cần phải nhanh chóng khắc phục.
Bà nêu rõ trong 3 năm qua, thể chế này đã hành động mạnh mẽ để hạn chế các tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới và khắc phục các khiếm khuyết trong khuôn khổ giám sát nền kinh tế toàn cầu trước khủng hoảng.
Giám đốc Lagarde nhấn mạnh các cải tổ để cải thiện khả năng giám sát của IMF đối với nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi nỗ lực lâu dài và một cơ chế trách nhiệm mạnh mẽ.
IMF đặt ra các cải tổ bao gồm nỗ lực hiện đại hóa công việc giám sát các nền kinh tế trên thế giới thông qua tập trung phát hiện các nguy cơ và tác động, tích hợp tốt hơn các công cụ giám sát hiện hành. Các phân tích đánh giá mới của IMF sẽ được một Nhóm cố vấn gồm các chuyên gia không thuộc thể chế này thẩm định lại.
Không như các đánh giá trước đây ít chú ý đến các nền kinh tế lớn, các phân tích đánh giá mới đây của IMF đảm bảo được tính khách quan và công bằng đối với mọi nước thành viên.
Thể chế này đặt các kế hoạch tăng cường sự giám sát trong các lĩnh vực ưu tiên bao gồm các liên kết kinh tế giữa các nước, đặc biệt là 5 nền kinh tế lớn, đánh giá các nguy cơ, ổn định tài chính, ổn định bên ngoài cũng như các nhân tố gây mất cân bằng toàn cầu, khuôn khổ pháp lý...
Các phân tích đánh giá của IMF được yêu cầu đảm bảo khách quan, công bằng, phù hợp với nhu cầu của mỗi nước và được thông tin tốt./.
Phát biểu ngày 1/11, Tổng Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde nhấn mạnh thất bại của IMF trong việc không phát hiện được các nhân tố dễ gây tổn thương cũng như các nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng mới đây là một điều đáng xấu hổ và cần phải nhanh chóng khắc phục.
Bà nêu rõ trong 3 năm qua, thể chế này đã hành động mạnh mẽ để hạn chế các tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới và khắc phục các khiếm khuyết trong khuôn khổ giám sát nền kinh tế toàn cầu trước khủng hoảng.
Giám đốc Lagarde nhấn mạnh các cải tổ để cải thiện khả năng giám sát của IMF đối với nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi nỗ lực lâu dài và một cơ chế trách nhiệm mạnh mẽ.
IMF đặt ra các cải tổ bao gồm nỗ lực hiện đại hóa công việc giám sát các nền kinh tế trên thế giới thông qua tập trung phát hiện các nguy cơ và tác động, tích hợp tốt hơn các công cụ giám sát hiện hành. Các phân tích đánh giá mới của IMF sẽ được một Nhóm cố vấn gồm các chuyên gia không thuộc thể chế này thẩm định lại.
Không như các đánh giá trước đây ít chú ý đến các nền kinh tế lớn, các phân tích đánh giá mới đây của IMF đảm bảo được tính khách quan và công bằng đối với mọi nước thành viên.
Thể chế này đặt các kế hoạch tăng cường sự giám sát trong các lĩnh vực ưu tiên bao gồm các liên kết kinh tế giữa các nước, đặc biệt là 5 nền kinh tế lớn, đánh giá các nguy cơ, ổn định tài chính, ổn định bên ngoài cũng như các nhân tố gây mất cân bằng toàn cầu, khuôn khổ pháp lý...
Các phân tích đánh giá của IMF được yêu cầu đảm bảo khách quan, công bằng, phù hợp với nhu cầu của mỗi nước và được thông tin tốt./.
(TTXVN/Vietnam+)