Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 27/7 cảnh báo rằng suy thoái kinh tế tại Tây Ban Nha sẽ còn tồi tệ hơn cả những dự đoán trước đây, khi các số liệu dự báo mới cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này sẽ giảm 1,7% trong năm nay và tiếp tục giảm 1,2% trong năm kế tiếp.
Theo báo cáo của IMF, căng thẳng gia tăng trên các thị trường tài chính có thể sẽ tác động đến kế hoạch cơ cấu hệ thống ngân hàng của Tây Ban Nha, bất chấp gói cứu trợ trị giá 100 tỷ euro của các đối tác trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dành cho nước này.
IMF cho rằng những căng thẳng tiếp tục gia tăng, đe dọa việc tiếp cận với thị trường, đặc biệt nếu các chính sách của Tây Ban Nha không ngăn chặn được tình trạng "chảy máu" nguồn vốn. Hiện lãi suất vay mượn của Tây Ban Nha đã lên tới hơn 7,6%, gần bằng mức mà Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha phải cầu viện gói cứu trợ quốc tế.
Trong khi các nước Eurozone cho rằng thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha có thể không vượt quá 3% GDP trong năm nay, IMF lại ước tính mức thâm hụt của nước này có thể lên tới 7% trong năm 2012 và 5,9% trong năm sau, cao hơn cả chỉ tiêu chính phủ đặt ra, lần lượt là 6,3% và 4,5%.
Liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ tại Tây Ban Nha, một quan chức Eurozone ngày 27/7 tiết lộ, Madrid)đã lần đầu tiên thừa nhận nước này có thể cần tới gói cứu trợ tổng thể trị giá 300 tỷ euro (366 tỷ USD) của Liên minh châu Âu (EU) và IMF.
[Tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha quý 2 tăng kỷ lục]
Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos đã đưa ra vấn đề này với người đồng cấp Đức Wolfgang Schaeuble tại một cuộc gặp diễn ra ở Berlon ngày 23/7 trong bối cảnh lãi suất vay của nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone này đã lên tới 7,6%.
Theo ông Guindos, khoản cứu trợ tổng thể Tây Ban Nha cần có thể là 300 tỷ euro, không kể gói cứu trợ 100 tỷ euro mà Eurozone nhất trí bơm cho hệ thống ngân hàng ốm yếu của nước này. Tuy nhiên, ông Schaeuble cho biết Đức chưa sẵn sàng xem xét gói cứu trợ này trước khi Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM), được thành lập để thay thế Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) nhằm cứu trợ các nền kinh tế thuộc Eurozone rơi vào khủng hoảng nợ công, bắt đầu hoạt động vào cuối năm nay.
Người phát ngôn chính phủ Tây Ban Nha cùng ngày đã bác bỏ thông tin trên, khẳng định lại Mađrít không cần gói cứu trợ tổng thể và khả năng này chưa được đề cập tới, trong khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cũng cho biết ECB sẵn sàng hành động để hạ mức lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha xuống 6,88%. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, khả năng cầu viện gói cứu trợ tổng thể khó có thể loại trừ khi chi phí vay của Tây Ban Nha đang ở mức cao nhất kể từ khi nước này gia nhập Eurozone và nếu con số này tiếp tục tăng, đồng nghĩa với việc Mađrít không thể tiếp cận trên bất kỳ thị trường nào cũng như không thể trụ vững với các khoản vay.
Liên quan đến gói cứu trợ dành cho Cộng hòa Síp, các nhà đàm phán của EU và IMF cho biết họ đã không đạt được thỏa thuận với Chính phủ Síp sau một tuần thương lượng. Theo người phát ngôn chính phủ, các nhà đàm phán hai bên đã bất đồng về các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà Síp phải thông qua để nhận được các khoản cứu trợ. Chính phủ Séc khẳng định các biện pháp này được không cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế hay tác động đến các hoạt động xã hội khác.
Trước đó, Síp đã nộp đơn cầu viện gói cứu trợ trị giá 6 tỷ euro từ EU và IMF nhằm tái cấp vốn cho các ngân hàng đang rơi vào tình trạng thua lỗ do tác động từ cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp. Tuy nhiên, các nhà đàm phán cho rằng số tiền Síp cần để vực dậy hệ thống tài chính yếu kém có thể lên tới 11 tỷ euro.
Dự kiến hai bên sẽ gặp lại nhau vào tháng 9 tới trước khi Síp hoàn tất việc kiểm tra lại hồ sơ ngân hàng nhằm đánh giá chính xác số tiền cần là bao nhiêu./.
Theo báo cáo của IMF, căng thẳng gia tăng trên các thị trường tài chính có thể sẽ tác động đến kế hoạch cơ cấu hệ thống ngân hàng của Tây Ban Nha, bất chấp gói cứu trợ trị giá 100 tỷ euro của các đối tác trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dành cho nước này.
IMF cho rằng những căng thẳng tiếp tục gia tăng, đe dọa việc tiếp cận với thị trường, đặc biệt nếu các chính sách của Tây Ban Nha không ngăn chặn được tình trạng "chảy máu" nguồn vốn. Hiện lãi suất vay mượn của Tây Ban Nha đã lên tới hơn 7,6%, gần bằng mức mà Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha phải cầu viện gói cứu trợ quốc tế.
Trong khi các nước Eurozone cho rằng thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha có thể không vượt quá 3% GDP trong năm nay, IMF lại ước tính mức thâm hụt của nước này có thể lên tới 7% trong năm 2012 và 5,9% trong năm sau, cao hơn cả chỉ tiêu chính phủ đặt ra, lần lượt là 6,3% và 4,5%.
Liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ tại Tây Ban Nha, một quan chức Eurozone ngày 27/7 tiết lộ, Madrid)đã lần đầu tiên thừa nhận nước này có thể cần tới gói cứu trợ tổng thể trị giá 300 tỷ euro (366 tỷ USD) của Liên minh châu Âu (EU) và IMF.
[Tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha quý 2 tăng kỷ lục]
Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos đã đưa ra vấn đề này với người đồng cấp Đức Wolfgang Schaeuble tại một cuộc gặp diễn ra ở Berlon ngày 23/7 trong bối cảnh lãi suất vay của nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone này đã lên tới 7,6%.
Theo ông Guindos, khoản cứu trợ tổng thể Tây Ban Nha cần có thể là 300 tỷ euro, không kể gói cứu trợ 100 tỷ euro mà Eurozone nhất trí bơm cho hệ thống ngân hàng ốm yếu của nước này. Tuy nhiên, ông Schaeuble cho biết Đức chưa sẵn sàng xem xét gói cứu trợ này trước khi Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM), được thành lập để thay thế Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) nhằm cứu trợ các nền kinh tế thuộc Eurozone rơi vào khủng hoảng nợ công, bắt đầu hoạt động vào cuối năm nay.
Người phát ngôn chính phủ Tây Ban Nha cùng ngày đã bác bỏ thông tin trên, khẳng định lại Mađrít không cần gói cứu trợ tổng thể và khả năng này chưa được đề cập tới, trong khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cũng cho biết ECB sẵn sàng hành động để hạ mức lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha xuống 6,88%. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, khả năng cầu viện gói cứu trợ tổng thể khó có thể loại trừ khi chi phí vay của Tây Ban Nha đang ở mức cao nhất kể từ khi nước này gia nhập Eurozone và nếu con số này tiếp tục tăng, đồng nghĩa với việc Mađrít không thể tiếp cận trên bất kỳ thị trường nào cũng như không thể trụ vững với các khoản vay.
Liên quan đến gói cứu trợ dành cho Cộng hòa Síp, các nhà đàm phán của EU và IMF cho biết họ đã không đạt được thỏa thuận với Chính phủ Síp sau một tuần thương lượng. Theo người phát ngôn chính phủ, các nhà đàm phán hai bên đã bất đồng về các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà Síp phải thông qua để nhận được các khoản cứu trợ. Chính phủ Séc khẳng định các biện pháp này được không cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế hay tác động đến các hoạt động xã hội khác.
Trước đó, Síp đã nộp đơn cầu viện gói cứu trợ trị giá 6 tỷ euro từ EU và IMF nhằm tái cấp vốn cho các ngân hàng đang rơi vào tình trạng thua lỗ do tác động từ cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp. Tuy nhiên, các nhà đàm phán cho rằng số tiền Síp cần để vực dậy hệ thống tài chính yếu kém có thể lên tới 11 tỷ euro.
Dự kiến hai bên sẽ gặp lại nhau vào tháng 9 tới trước khi Síp hoàn tất việc kiểm tra lại hồ sơ ngân hàng nhằm đánh giá chính xác số tiền cần là bao nhiêu./.
(TTXVN)