Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) vừa cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế trên toàn khu vực Đông Nam Á sẽ chậm lại do ảnh hưởng của việc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự định sẽ ngừng thực hiện chương trình kích thích tăng trưởng.
Trong báo cáo nghiên cứu vừa công bố, IMF cho rằng tăng trưởng trung bình năm 2013 của năm nền kinh tế Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam sẽ chỉ ở mức 5,6%, giảm so với mức dự báo 5,9% đưa ra hồi tháng Tư.
Theo IMF, trong khi các rủi ro cũ đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn còn, xuất phát từ cuộc khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu và cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, thì các rủi ro mới đã xuất hiện, trong đó có khả năng một sự suy giảm tăng trưởng dài hơn tại các nền kinh tế thị trường mới nổi.
Những rủi ro chính bao gồm tiềm năng tăng trưởng thấp hơn, cung tín dụng giảm và các điều kiện tài chính thắt chặt hơn khi dòng chảy vốn đầu tư sẽ đảo chiều do Fed ngừng các gói kích thích tăng trưởng kinh tế.
Bloomberg cho biết nhiều thị trường chứng khoán ở Đông Nam Á đã giảm kể từ khi đạt mức cao kỷ lục vào cuối tháng 5/2013 sau khi Fed thông báo dự định ngừng thực hiện kế hoạch kích thích tăng trưởng.
IMF cũng lưu ý rằng triển vọng đối với nhiều quốc gia xuất khẩu hàng hóa cũng đã giảm sút do giá cả hàng hóa thấp hơn.
Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á Indonesia chịu ảnh hưởng nhiều nhất do kim ngạch xuất khẩu hàng hóa như dầu cọ thô và kim loại, chiếm tới 1/5 hoạt động kinh tế, và xuất khẩu, cũng đã giảm 4,5% trong tháng Năm xuống còn 16,1 tỷ USD./.
Trong báo cáo nghiên cứu vừa công bố, IMF cho rằng tăng trưởng trung bình năm 2013 của năm nền kinh tế Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam sẽ chỉ ở mức 5,6%, giảm so với mức dự báo 5,9% đưa ra hồi tháng Tư.
Theo IMF, trong khi các rủi ro cũ đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn còn, xuất phát từ cuộc khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu và cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, thì các rủi ro mới đã xuất hiện, trong đó có khả năng một sự suy giảm tăng trưởng dài hơn tại các nền kinh tế thị trường mới nổi.
Những rủi ro chính bao gồm tiềm năng tăng trưởng thấp hơn, cung tín dụng giảm và các điều kiện tài chính thắt chặt hơn khi dòng chảy vốn đầu tư sẽ đảo chiều do Fed ngừng các gói kích thích tăng trưởng kinh tế.
Bloomberg cho biết nhiều thị trường chứng khoán ở Đông Nam Á đã giảm kể từ khi đạt mức cao kỷ lục vào cuối tháng 5/2013 sau khi Fed thông báo dự định ngừng thực hiện kế hoạch kích thích tăng trưởng.
IMF cũng lưu ý rằng triển vọng đối với nhiều quốc gia xuất khẩu hàng hóa cũng đã giảm sút do giá cả hàng hóa thấp hơn.
Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á Indonesia chịu ảnh hưởng nhiều nhất do kim ngạch xuất khẩu hàng hóa như dầu cọ thô và kim loại, chiếm tới 1/5 hoạt động kinh tế, và xuất khẩu, cũng đã giảm 4,5% trong tháng Năm xuống còn 16,1 tỷ USD./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)