Dù đạt mức tăng trưởng kinh tế khá cao trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, song Indonesia vẫn cần củng cố và chuẩn bị sức chống đỡ trước những cú sốc trong tương lai, thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư và chất lượng chi tiêu công.
Trên đây là nhận định của các chuyên gia kinh tế và Ngân hàng Thế giới (WB) trong công bố báo cáo quý về kinh tế Indonesia và hội thảo “Duy trì sức chống đỡ trong bối cảnh bất ổn toàn cầu” do Văn phòng WB tại Indonesia và Viện Chính sách Xã hội - Trường đào tạo sau đại học Paramadina-Jakarta tổ chức ngày 15/10 tại Jakarta.
Trong báo cáo nói trên, WB đánh giá dù đạt tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 6,4% trong quý 2/2012 nhờ động lực tiêu dùng nội địa và đầu tư, song nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này rõ ràng đang phải chịu tác động tiêu cực của môi trường bất ổn và khó khăn bên ngoài, nhất là từ khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Mỹ và Trung Quốc, cũng như sự tăng trưởng yếu của kinh tế toàn cầu.
Điều này thể hiện qua mức thặng dư thương mại tám tháng đầu năm 2012 chỉ đạt khoảng 500 triệu USD, do kim ngạch nhập khẩu tăng tới 10,28% (126,67 tỷ USD) và kim ngạch xuất khẩu lại giảm 5,58% (127,17 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2011, làm thâm hụt tài khoản vãng lai lên đến 6,9 tỷ USD (chiếm 3,1% GDP) trong quý 2/2012.
Giám đốc quốc gia của WB tại Indonesia (Stefan Koeberle cho rằng trước những nguy cơ đáng kể mà viễn cảnh kinh tế toàn cầu tác động đến Indonesia thời gian tới, điều quan trọng là Indonesia phải nỗ lực “cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc đảm bảo môi trường pháp lý ổn định và có thể dự đoán được, cũng như cải thiện chất lượng chi tiêu chính phủ” nhằm duy trì sức đề kháng của nền kinh tế và tiếp tục tăng trưởng.
Trong khi đó, nhà kinh tế trưởng của WB, đồng thời là chuyên gia tư vấn kinh tế cho Indonesia Ndiamé Diop khuyến cáo thách thức về chính sách đặt ra đối với Chính phủ Indonesia chính là phải tiếp tục tập trung chuẩn bị đối phó với khủng hoảng trong ngắn hạn và xây dựng các biện pháp cấu trúc dài hạn hơn như thúc đẩy triên khai các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mới, hỗ trợ phát triển kỹ năng cho nhân công và tăng cường công tác an sinh xã hội.
Các chuyên gia cũng cho rằng trong khi các nhà đầu tư quốc tế nhìn chung có tâm lý bất an dễ thay đổi, Chính phủ Indonesia cần củng cố niềm tin đầu tư trong nước và quốc tế bằng cách duy trì các hoạt động chính sách được điều phối chặt chẽ, nhất quán và rõ ràng.
WB dự báo tăng trưởng GDP của Indonesia trong năm 2012 sẽ là 6,1% (tương tự như dự báo trước đó của Quỹ Tiền tệ Quốc tế), và tăng lên 6,3% vào năm 2013./.
Trên đây là nhận định của các chuyên gia kinh tế và Ngân hàng Thế giới (WB) trong công bố báo cáo quý về kinh tế Indonesia và hội thảo “Duy trì sức chống đỡ trong bối cảnh bất ổn toàn cầu” do Văn phòng WB tại Indonesia và Viện Chính sách Xã hội - Trường đào tạo sau đại học Paramadina-Jakarta tổ chức ngày 15/10 tại Jakarta.
Trong báo cáo nói trên, WB đánh giá dù đạt tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 6,4% trong quý 2/2012 nhờ động lực tiêu dùng nội địa và đầu tư, song nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này rõ ràng đang phải chịu tác động tiêu cực của môi trường bất ổn và khó khăn bên ngoài, nhất là từ khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Mỹ và Trung Quốc, cũng như sự tăng trưởng yếu của kinh tế toàn cầu.
Điều này thể hiện qua mức thặng dư thương mại tám tháng đầu năm 2012 chỉ đạt khoảng 500 triệu USD, do kim ngạch nhập khẩu tăng tới 10,28% (126,67 tỷ USD) và kim ngạch xuất khẩu lại giảm 5,58% (127,17 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2011, làm thâm hụt tài khoản vãng lai lên đến 6,9 tỷ USD (chiếm 3,1% GDP) trong quý 2/2012.
Giám đốc quốc gia của WB tại Indonesia (Stefan Koeberle cho rằng trước những nguy cơ đáng kể mà viễn cảnh kinh tế toàn cầu tác động đến Indonesia thời gian tới, điều quan trọng là Indonesia phải nỗ lực “cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc đảm bảo môi trường pháp lý ổn định và có thể dự đoán được, cũng như cải thiện chất lượng chi tiêu chính phủ” nhằm duy trì sức đề kháng của nền kinh tế và tiếp tục tăng trưởng.
Trong khi đó, nhà kinh tế trưởng của WB, đồng thời là chuyên gia tư vấn kinh tế cho Indonesia Ndiamé Diop khuyến cáo thách thức về chính sách đặt ra đối với Chính phủ Indonesia chính là phải tiếp tục tập trung chuẩn bị đối phó với khủng hoảng trong ngắn hạn và xây dựng các biện pháp cấu trúc dài hạn hơn như thúc đẩy triên khai các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mới, hỗ trợ phát triển kỹ năng cho nhân công và tăng cường công tác an sinh xã hội.
Các chuyên gia cũng cho rằng trong khi các nhà đầu tư quốc tế nhìn chung có tâm lý bất an dễ thay đổi, Chính phủ Indonesia cần củng cố niềm tin đầu tư trong nước và quốc tế bằng cách duy trì các hoạt động chính sách được điều phối chặt chẽ, nhất quán và rõ ràng.
WB dự báo tăng trưởng GDP của Indonesia trong năm 2012 sẽ là 6,1% (tương tự như dự báo trước đó của Quỹ Tiền tệ Quốc tế), và tăng lên 6,3% vào năm 2013./.
(TTXVN)