Số người giàu có giá trị tài sản (không tính bất động sản) từ 1 triệu USD trở lên ở Indonesia được dự báo sẽ tăng gấp ba lần trong giai đoạn 2010-2015, nhờ sự tăng trưởng liên tục và mạnh mẽ của nền kinh tế quốc gia.
Báo cáo nghiên cứu về Sự giàu có ở châu Á do công ty môi giới chứng khoán Thái Bình Dương CLSA và tập đoàn ngân hàng Thụy Sĩ Julius Baer vừa công bố cho thấy số triệu phú USD ở Indonesia sẽ tăng từ khoảng 33.000 người năm 2010 lên gần 100.000 người vào năm 2015, với mức tăng tổng giá trị tài sản tương ứng từ 129 tỷ USD lên 487 tỷ USD.
Sự gia tăng giá trị tài sản của người giàu ở Indonesia đạt trung bình khoảng 25%/năm, mức tăng nhanh nhất trong số 10 địa điểm khảo sát ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan,Thái Lan và Indonesia.
Theo báo cáo, cứ 5.000 người Indonesia có 1 người thuộc nhóm những người có thu nhập ròng cao (HNWI), so với tỷ lệ tương ứng 2.000 người ở Trung Quốc.
Giá trị tài sản trung bình của HNWI ở Indonesia là 18.000 USD/người, so với 287.000 USD/người tại Hong Kong, mức cao nhất trong số 10 địa điểm được khảo sát. Sự giàu có sẽ được thúc đẩy bởi lợi nhuận mạnh mẽ đối với những tài sản chủ chốt.
Báo cáo cho rằng giá trị tài sản của người Indonesia có thể tăng 11% mỗi năm tính theo đồng nội tệ, trong khi lợi nhuận của thị trường chứng khoán được dự kiến sẽ tăng 15%/năm.
Indonesia - nền kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Á, với dân số khoảng 240 triệu người - đã được hưởng lợi từ sự gia tăng chi tiêu trong nước, giúp tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm lên 3.000 USD năm 2010.
Kinh tế nước này dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% năm 2012, sau khi dự kiến đạt 6,5% năm 2011. GDP của Indonesia đã tăng 6,1% năm 2010, lên 700 tỷ USD.
CLSA và Julius Baer cho rằng trong giai đoạn 2010-2015, giá trị của đồng rupiah có thể tăng gần 6% mỗi năm so với đồng USD, nghĩa là nền kinh tế Indonesia có thể tăng trưởng 23,5%/năm. Trong một năm tính đến ngày 26/8/2011, đồng rupiah đã tăng 5% giá trị so với đồng USD, lên 8.523 Rp/USD.
Tạp chí Globe Asia khi trích dẫn báo cáo của CLSA và Julius Baer cho biết Indonesia hiện có 21 tỷ phú USD, đồng thời lưu ý rằng sự giàu có gia tăng cần đi cùng với sự gia tăng trách nhiệm của những người giàu đối với xã hội.
Khoảng cách quá lớn giữa người giàu và người nghèo sẽ làm tăng nguy cơ căng thẳng và bất ổn xã hội.
Những người giàu phải đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng đất nước và thể hiện một lương tâm xã hội để giúp những người ít may mắn hơn. Đóng góp cho các hoạt động hay các tổ chức từ thiện là điều rất đáng hoan nghênh, song sẽ hiệu quả hơn nếu hỗ trợ xây dựng trường học, bệnh viện và các công trình công cộng để tất cả mọi người có thể tận hưởng một mức sống cao hơn.
Báo cáo nhận định các lực lượng để tạo sự giàu có xuất hiện cực kỳ thuận lợi cho châu Á trong những năm tới, khi các nền kinh tế trong khu vực đang tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới./.
Báo cáo nghiên cứu về Sự giàu có ở châu Á do công ty môi giới chứng khoán Thái Bình Dương CLSA và tập đoàn ngân hàng Thụy Sĩ Julius Baer vừa công bố cho thấy số triệu phú USD ở Indonesia sẽ tăng từ khoảng 33.000 người năm 2010 lên gần 100.000 người vào năm 2015, với mức tăng tổng giá trị tài sản tương ứng từ 129 tỷ USD lên 487 tỷ USD.
Sự gia tăng giá trị tài sản của người giàu ở Indonesia đạt trung bình khoảng 25%/năm, mức tăng nhanh nhất trong số 10 địa điểm khảo sát ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan,Thái Lan và Indonesia.
Theo báo cáo, cứ 5.000 người Indonesia có 1 người thuộc nhóm những người có thu nhập ròng cao (HNWI), so với tỷ lệ tương ứng 2.000 người ở Trung Quốc.
Giá trị tài sản trung bình của HNWI ở Indonesia là 18.000 USD/người, so với 287.000 USD/người tại Hong Kong, mức cao nhất trong số 10 địa điểm được khảo sát. Sự giàu có sẽ được thúc đẩy bởi lợi nhuận mạnh mẽ đối với những tài sản chủ chốt.
Báo cáo cho rằng giá trị tài sản của người Indonesia có thể tăng 11% mỗi năm tính theo đồng nội tệ, trong khi lợi nhuận của thị trường chứng khoán được dự kiến sẽ tăng 15%/năm.
Indonesia - nền kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Á, với dân số khoảng 240 triệu người - đã được hưởng lợi từ sự gia tăng chi tiêu trong nước, giúp tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm lên 3.000 USD năm 2010.
Kinh tế nước này dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% năm 2012, sau khi dự kiến đạt 6,5% năm 2011. GDP của Indonesia đã tăng 6,1% năm 2010, lên 700 tỷ USD.
CLSA và Julius Baer cho rằng trong giai đoạn 2010-2015, giá trị của đồng rupiah có thể tăng gần 6% mỗi năm so với đồng USD, nghĩa là nền kinh tế Indonesia có thể tăng trưởng 23,5%/năm. Trong một năm tính đến ngày 26/8/2011, đồng rupiah đã tăng 5% giá trị so với đồng USD, lên 8.523 Rp/USD.
Tạp chí Globe Asia khi trích dẫn báo cáo của CLSA và Julius Baer cho biết Indonesia hiện có 21 tỷ phú USD, đồng thời lưu ý rằng sự giàu có gia tăng cần đi cùng với sự gia tăng trách nhiệm của những người giàu đối với xã hội.
Khoảng cách quá lớn giữa người giàu và người nghèo sẽ làm tăng nguy cơ căng thẳng và bất ổn xã hội.
Những người giàu phải đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng đất nước và thể hiện một lương tâm xã hội để giúp những người ít may mắn hơn. Đóng góp cho các hoạt động hay các tổ chức từ thiện là điều rất đáng hoan nghênh, song sẽ hiệu quả hơn nếu hỗ trợ xây dựng trường học, bệnh viện và các công trình công cộng để tất cả mọi người có thể tận hưởng một mức sống cao hơn.
Báo cáo nhận định các lực lượng để tạo sự giàu có xuất hiện cực kỳ thuận lợi cho châu Á trong những năm tới, khi các nền kinh tế trong khu vực đang tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới./.
Việt Tú (TTXVN/Vietnam+)